Sự kết hợp giữa Vitamin K với Canxi giúp cho hệ xương chúng ta thêm chắc khỏe, nếu cơ thể thiếu hụt loại vitamin này sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương. Ngoài ra nó còn được biết tới với vai trò là một loại vitamin hỗ trợ rất nhiều cho quá trình đông máu trong cơ thể và đặc biệt hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh chảy máu trong. Khi bị thương, thì loại vitamin K này sẽ có góp phần làm cho cơ thể bạn không bị mất máu quá nhiều, quá trình đông máu sẽ diễn ra nhanh hơn.
Bên cạnh đó, Vitamin K còn có một lợi ích mà không phải ai cũng biết đó chính là phòng ngừa sỏi thận. Những người thường xuyên sử dụng rau xanh trong bữa ăn thì hầu như sẽ không bị tình trạng thiếu hụt vitamin K, và ngược lại khi cơ thể thiếu loại vitamin này sẽ dần đến các bệnh về thận, gan, tuỵ…
Cơ thể chúng ta có thể dễ dàng hấp thụ vitamin K từ nguồn thực phẩm thông qua mỗi bữa ăn. Tuy nhiên có một điều cần lưu ý rằng cơ thể chỉ hấp thụ tốt vitamin K khi nó tiêu thụ cùng chất béo. Bên cạnh đó, việc sử dụng vitamin K quá nhiều như một loại thực phẩm bổ sung thì bạn cần sự tư vấn của bác sĩ bởi nếu sử dụng quá nhiều vitamin K sẽ gây tác dụng ngược cho cơ thể.
Cho dù là bạn ăn sống hay luộc hoặc nấu chín, thì rau bina (cải bó xôi) cũng chính là một loại siêu thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng trong đó có cả vitamin K.
Cải bó xôi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng (ảnh: bibomart)
Chỉ với một muỗng cà phê bột quế khô là bạn có thể đáp ứng nhu cầu vitamin K của bạn cả ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng về mức nhu cầu vitamin K của cơ thể, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi nên nạp 75 microgram/ ngày, trên 19 tuổi thì cần nạp 120 microgram/ngày.
Một muỗng cafe bột quế khô là bạn có thể đáp ứng lượng vitamin k (ảnh: theepochtimes)
Cải xoăn cũng là một loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe cơ thể như góp phần làm giảm cholesterol và phòng chống bệnh ung thư và nó rất giàu vitamin K.
Cái xoăn cũng là loại thực phẩm vô cùng có lợi cho sức khoẻ (ảnh: tinmoi)
Nếu bạn không thích dùng cải xoăn, thì bắp cải cũng là một lựa chọn rất thích hợp. Mặc dù hàm lượng vitamin K trong bắp cải không nhiều như cải xoăn, nó chỉ bằng một nửa cải xoăn, nhưng với một nửa bát bắp cải cũng có thể cung cấp cho bạn một lượng vitamin K đủ trong ngày.
Bắp cải cũng là lựa chọn thích hợp cho bạn bổ sung vitamin K (ảnh: hatgiongdanang)
Mù tạt là một loại nguyên liệu tuyệt vời chứa hàm lượng lớn vitamin K. Đây cũng là một loại gia vị ăn kèm rất phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á.
Tuy là mùi vị khó dùng nhưng mù tạt chứa lượng lớn vitamin K (ảnh: ecolandscape)
Mùi tây tươi thường được dùng trang trí thức ăn và ăn như một loại rau gia vị, nhưng lại ít ai biết được rằng chúng ta chỉ cần hai muỗng cà phê rau mùi tây là có thể đáp ứng được yêu cầu vitamin K của một người trưởng thành trong cả ngày.
Hàm lượng vitamin K có trong mùi tây cũng rất dồi dào (ảnh: healthplus)
Bông cải xanh là loại rau cải có nhiều công dụng trong việc phòng chống ung thư, chống lão hóa, và các gốc tự do. Nó cũng là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm cả vitamin K.
Ngoài việc có ích trong phòng chống bệnh, bông cải cũng chứa hàm lượng lớn vitamin K
(ảnh: thanhnien)
Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng ăn một vài thân cây của măng tây giúp cơ thể chúng ta có thể tăng đáng kể hàm lượng của các vitamin đặc biệt là vitamin K.
Sử dụng măng tây giúp cơ thể tăng cường hàm lượng vitamin rất lớn (ảnh: vidanvn)
Cần tây là một loại rau tuyệt vời, nó vừa giàu các chất xơ và vừa có cả vitamin K.
Hàm lượng chất xơ và vitamin K dồi dào trong cần tây (ảnh: baomoi)
>> Lợi ích của dứa đối với sức khỏe
Nguồn: suckhoedoisong