Rau mồng tơi và những tác hại cần biết?
Người đăng: Quản trị viên Ngày đăng: 10/06/2016
Rau mồng tơi là loại rau thường được dùng thường ngày trong các bữa cơm gia đình. Nhưng ít ai biết hết những tác hại của nó.
Mồng tơi là loại rau quen thuộc thường thấy trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Tuy nhiên ít người biết được rau mồng tơi ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất cao. Vì vậy nếu sử dụng đúng mức sẽ tốt cho sức khỏe còn lạm dụng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số căn bệnh bạn có nguy cơ mắc phải nếu ăn rau mồng tơi quá nhiều.
Rau mồng tơi ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất cao
Rau mồng tơi cũng có nhiều tác hại đến sức khỏe mà không phải ai cũng biết
Khiến cơ thể chậm chuyển hóa và hấp thu kém
Mặc dù được biết đến là loại rau chứa hàm lượng dinh dưỡng cao tuy nhiên nếu ăn một lượng lớn rau mồng tơi lại khiến cơ thể chậm chuyển hóa và hấp thu kém các chất dinh dưỡng. Nguyên nhân là do hàm lượng acid oxalic cao trong rau mồng tơi đã liên kết với các chất như canxi và sắt tạo thành hợp chất dinh dưỡng khiến cơ thể khó hấp thu. Vì vậy để khắc phục điều này bạn nên ăn kèm rau mồng tơi với các thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, hoặc cam, bưởi…giúp cơ thể dễ dàng hấp thu và chuyển hóa khoáng chất gây ung thư.
Nếu ăn một lượng lớn rau mồng tơi lại khiến cơ thể chậm chuyển hóa
Đầy hơi và chướng bụng
Rau mồng tơi chứa hàm lượng chất xơ cao vì thế người ta thường sử dụng loại rau này như một vị thuốc trị táo bón. Mặc dù chất xơ có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, nhưng nếu bạn nạp một lượng lớn chất xơ vào cơ thể sẽ khiến cho dạ dày phải chịu áp lực chậm tiêu tóa thức ăn. Dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng khó chịu. Vì vậy sau khi ăn rau mồng tơi các bạn nên uống thêm nhiều nước giúp quá trình tiêu hóa chất xơ dễ dàng hơn.
Sỏi thận
Theo các nhà khoa học trong rau mồng tơi chứa một lượng lớn chất purin giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Lượng acid uric tích tụ nhiều trong cơ thể là nguyên nhân hình thải sỏi trong thận. Bên cạnh đó hàm lượng acid oxalic cao trong rau mồng tơi kết hợp với canxi trong cơ thể tạo thành canxi oxalate là tiền đề cho sỏi thận phát triển. Vì vậy những người mắc các bệnh về thận nên tránh ăn rau mồng tơi.
Lượng lớn chất purin giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể
Rối loạn tiêu hóa
Theo Đông Y, mồng tơi có tính hàn, vị chua có công dụng tán nhiệt, giải độc, trị rôm sảy mụn nhọt, giúp nhuận tràng và trị táo bón rất hiệu quả…Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều rau mồng tơi lại khiến bạn bị lạnh bụng dẫn đến rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy. Đặc biệt, những người có thân nhiệt thấp, hay mắc bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng hạn chế ăn rau mồng tơi tránh bệnh càng nặng thêm.
Bên cạnh những tác hại không mong muốn ở trên thì rau mồng tơi vẫn được đánh giá là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Một bát rau mồng tơi có khả năng cung cấp 190% lượng vitamin A, C và 20 % chất sắt cần thiết cho cơ thể. Vì thế để đảm bảo sức khỏe bạn nên bổ sung loại rau này một cách hợp lý và khoa học.
Minh Toàn ( Theo Namplus.vn )
Bài viết cùng loại