Một trong 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể là chất béo. Tuy nhiên, tìm nguồn chất béo lành mạnh ở đâu, lượng dùng mỗi ngày như thế nào là đủ. Một số người còn e ngại tác hại của mỡ động vật sẽ gây tăng cân, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Tháp dinh dưỡng cho giai đoạn 2016 - 2020.
Theo viên dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo, người trưởng thành cần 50g chất béo, thanh niên từ 15 – 19 tuổi cần 63 – 94g, chiếm khoảng 20 – 30% năng lượng trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Sau 70 tuổi, nhu cầu chất béo của các cụ vẫn không giảm, cụ ông 49 – 61g và cụ bà 40 – 51g. Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi cần 30 – 40% năng lượng (tương ứng 30 – 40g chất béo) để bắt kịp dà tăng tưởng.
Để phát huy tối đa lợi ích dinh dưỡng, cơ thể cần nạp chất béo từ mỡ động vật kết hợp với dầu thực vật. Mỡ động vật được lấy từ gà, lợn, cá hay bơ sữa… Mỡ thực vật được chiết xuất từ đậu nành, ôliu, mè, cọ… Việc thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng dầu thực vật là chưa hợp lý, bởi vì chúng ta sẽ gây mất cân đối dinh dưỡng cho cơ thể do dầu thực vật không thể cấu tạo vỏ thần kinh. Khi kết hợp cả hai ở mức vừa phải sẽ sinh ra các chất béo có giá trị cao.
Cân đối giữ 2 nguồn chất béo mang đến lợi ích cho sức khỏe.
Khả năng cung cấp cholesterol từ mỡ động vật cần thiết cho cấu trúc tế bào, làm bền thành mao mạch giúp ngăn ngừa xuất huyết não. Do đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyến kích nên cân đối, duy trì tỷ lệ chất béo động vật và thực vật theo độ tuổi. Tuy nhiên, chọn lọc các chất béo có lợi cho sức khỏe, hạn chế ăn thực phẩm chưa nhiều chất béo bảo hòa (thịt đỏ, hải sản, trứng) và chất béo chuyển hóa (thức ăn nhanh, đồ chiên). Tăng cường chất béo không bão hòa như sữa ít béo, cá béo, thịt nạc, hạt.
Theo vnexpress