Việc tích tụ các axit uric trong cơ thể có thể dẫn đến:
Các tinh thể axit uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp và thường ở ngón chân cái
Các lớp axit uric lắng đọng (còn được gọi là sạn urat) hình dạng giống như những cục u dưới da
Bên cạnh việc giảm hấp thu những loại thực phẩm giàu purine và nên tránh sử dụng carbonat, đồ uống có đường, bạn cũng cần tăng cường hấp thu vitamin C. Theo một nghiên cứu được công bố năm 2011 trên tờ Arthritis Care and Research, việc bổ sung vitamin C làm giảm đáng kể axit uric trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ tăng uric máu và có thể phòng ngừa mắc bệnh gút.
Vitamin C có các thuộc tính axit-uric niệu, tác dụng làm tăng sự đào thảo axit uric qua thận do vậy giảm hàm lượng axit uric trong máu. Nó cũng hoạt động tại các khu vực tái hấp thu axit uric của thận, nhờ đó làm tăng tốc độ lọc cầu thận và giúp giãn nở động mạch. Nhờ vào thuộc tính chống oxy hóa mạnh, các chế phẩm bổ sung vitamin C sẽ giúp làm giảm những tổn thương do gốc tự do. Nó cũng dẫn tới giảm việc hình thành axit uric trong huyết thanh.
- Bạn nên bắt đầu một ngày mới với một cốc nước chanh vì lượng vitamin C có trong nước chanh giúp bạn đào thải các gốc tự do ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, việc duy trì độ ẩm cho cơ thể bằng cách tăng cường hấp thu chất lỏng, tạo ra sự bài tiết axit uric từ đó hỗ trợ điều tiết axit uric.
- Ăn nhẹ với những loại trái cây như quả việt quất, nho, anh đào, dứa và ổi để tăng thêm hàm lượng vitamin C.
- Ăn các loại rau có lá như rau dền và rau bina vốn rất giàu chất vitamin C có thể giúp bạn đối phó với tình trạng này. Bạn còn có thể chế biến dưới dạng súp để tăng cường trong việc hấp thu. Bên cạnh đó món sa lát chứa súp lơ xanh và ớt chuông cũng rất tốt.
Thanh Hải
Nguồn: suckhoedoisong.vn