Bệnh gout là một dạng khác của căn bệnh viêm khớp, nó chính là kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat trong một số cơ quan và bộ phận của cơ thể. Ở nước ta trong những năm qua, song song với điều kiện kinh tế phát triển cùng đời sống xã hội được cải thiện, thì việc thói quan sinh hoạt - ăn uống chưa hợp lí cũng làm gia tăng số người mắc bệnh gout. Theo thống kê của bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nội, trong khoảng 10 năm thì căn bệnh này chiếm 1,5% trong các căn bệnh liên quan đến khớp và đứng ở vị trí thứ 4 trong số bệnh khớp thường gặp.
Các triệu chứng cơ bản của bệnh gout bao gồm một hoặc nhiều những biểu hiện như: viêm khớp và cạnh khớp (cấp tính hoặc mãn tính); đọng sạn urat ở khớp, xương, mô mềm, sụn; đọng vi tinh thể ở thận do gout (có thể là viêm thận kẽ, suy thận...); có sạn urat ở thận (hoặc tiết niệu ở nam giới). Nhưng trước khi hình thành rõ nét các triệu chứng đó thì chúng ta đã trải qua nguyên nhân sau: tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.
Việc bị tăng axit uric trong máu chính là yếu tố đặc trưng nhất của bệnh gout, đó là hậu quả của cả hai quá trình tăng sinh tổng hợp axit uric bên trong cơ thể và việc giảm bài xuất axit uric qua thận. Trong cơ chế tổng hợp axit của con người, hợp chất purin có nhiều trong các loại thức ăn như: thịt, cá, gia cầm, hải sản, óc, gan động vật, đậu hạt, cà phê, chè, bia... Hơn hết, rượu chính là loại thưc uống có khả năng làm giảm bài xuất axit uric qua thận nhiều nhất dẫn đến hiện tượng tăng lactat máu do rượu. Từ việc dư thừa chất purin mà các axit uric đã được tạo thành do sự ô-xi hóa các nhận purin kiềm tạo thành 2 chất adenin và guanin. Để bổ sung thêm, nhân purin có thể có nguồn gốc từ bên trong và cả bên ngoài.
Bệnh gout có thể gây nên những biến chứng không ngờ (Nguồn: Wikimedia)
Đối với người bình thường, nồng độ axit uric trong máu thường dao động ở mức 5 ± 1 mg/dl đối với nam và 4 ± 1 mg/dl đối với nữ. Việc bị tăng axit uric trong máu sẽ cần thiết được ghi nhận khi nó lớn hơn 7 mg/dl (>420 mmol/l) ở nam, còn ở nữ là lớn hơn 6 mg/dl (>360 mmol/l). Thông thường, axit được đào thải qua nước tiểu và đường tiêu hóa, và phụ thuộc vào thức ăn có chứa nhiều axit purin hay không, nếu nồng độ axit này trong nước tiểu lớn hơn 600mg một ngày tức là đã có khả năng bị tổng hợp axit purin bên trong cơ thể.
Ngoài ra, còn có khả năng về việc nguyên nhân bệnh gout là do bị tăng axit uric là do bẩm sinh cơ thể: bị thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần gen HGPRT - là một căn bệnh có thể di truyền mà ở nam giới sẽ gây tăng hoạt tính của men PRPP.
>> Nguyên tắc ăn uống khi mắc phải bệnh Gout
>> Giảm khả năng mắc bệnh Gout từ sữa
Nguồn: Zing