Ung thư Lymphôm (u Lympho) là một loại ung thư bắt đầu từ tế bào lymphô trong hệ bạch huyết. Lymphôm có 2 dạng chính: Lymphôm không Hodgkin và Lymphôm Hodgkin.
Nhóm Lymphôm không Hodgkin có thể được chia thành Lymphôm tế bào T&B. Các Lymphôm tế bào B có thể được chia nhỏ hơn nữa thành Lymphôm độ mô học thấp và độ mô học cao.
Nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay, người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh Lymphôm không Hodgkin. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể góp phần vào sự phát phát triển của Lymphôm. Các yếu tố này bao gồm các vi-rút như vi-rút như HIV (vi-rút suy giảm miễn dịch ở người), vi-rút Epstein Barr (EBV), HTLV-1 và HHV-8. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như các chất gây ung thư trong môi trường và các rối loạn di truyền khác như Hội chứng Wiskott-Aldrich (hội chứng suy giảm miễn dịch ở trẻ em.
Các triệu chứng
Bệnh nhân bị Lymphôm không Hodgkin có thể biểu hiện nhiều triệu chứng như:
-Hay bị sốt và sốt kéo dài
-Sụt cân không rõ nguyên nhân
-Sưng các tuyến Lymphôm
-Đổ mồ hôi đêm
-Mất cảm giác ngon miệng
Tuy nhiên, các triệu chứng này không chỉ do bệnh ung thư. Một số vấn đề về sức khỏe cũng có thể gây ra các triệu chứng trên. Vì vậy, khi có các triệu chứng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh Lymphôm không Hodgkin, bệnh nhân cần được sinh thiết các tuyến Lymphôm bị ảnh hưởng. Sinh thiết có thể thực hiện bằng cách cắt bỏ (cắt một phần hoặc toàn bộ một hạch bạch huyết) và mang đi xét nghiệm. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể cần làm một phương pháp đặc biệt là nhuộm hóa mô miễn dịch để xác định chính xác phân nhóm của bệnh Lymphôm không Hodgkin.
Xác định giai đoạn
Sau khi chẩn đoán bệnh Lymphôm không Hodgkin (NHL), bước tiếp theo sẽ là xác định giai đoạn bệnh để đánh giá mức độ bệnh trong cơ thể. Xác định giai đoạn rất co ích cho việc tiên lượng và xây dựng các kế hoạch điều trị phù hợp cho cho bệnh nhân. Có 4 giai đoạn (Giai đoạn I đến IV) cũng như loại A hoặc B. Các giai đoạn khác nhau như sau:
Giai Đoạn I: Một nhóm các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng ở một bên của cơ hoành.
Giai Đoạn II: 2 hay nhiều nhóm của hạch Lymphô bị ảnh hưởng nhưng vẫn chỉ có ở 1 bên của cơ hoành.
Giai Đoạn III: 2 hay nhiều nhóm hạch Lymphô bị ảnh hưởng ở cả hai bên của cơ hoành.
Giai Đoạn IV: Bệnh không chỉ ảnh hưởng các hạch bạch huyết mà còn đến đến một cơ quan khác (ví dụ như tủy xương, gan…)
Điều trị & Chăm sóc
Điều trị bệnh có thể áp dụng các phương pháp như hóa trị, xạ trị, liệu pháp sinh học và ghép tế bào gốc. Việc điều trị có thể áp dụng kết hợp hai hay nhiều phương pháp kể trên, tùy vào phân nhóm của Lymphôm và tiên lượng của bệnh.
Liệu pháp sinh học
Vài phân nhóm của bệnh Lymphôm không Hokgkin có thể chỉ định dùng liệu pháp sinh học nhằm gia tăng hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại hiệu quả bệnh ung thư. Các kháng thể đơn dòng sẽ được sự dụng trong bệnh Lymphôm. Các kháng thể đơn dòng này chính là những phân tử protein chuyên biệt có thể liên kết với các tế bào Lymphôm nhất định giúp hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào Lymphôm. Bệnh nhân sẽ được nhận các kháng thể đơn dòng qua đường tĩnh mạch.
Ghép tế bào gốc
Một bệnh nhân bị Lymphôm tái phát có thể được điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc. Ghép tế bào gốc tạo máu sẽ cho phép bệnh có thể tiếp nhận hóa trị và xạ trị ở liều cao hoặc kết hợp cả hai phương pháp trên. Liều điều trị cao sẽ phá hủy tế bào ung thư và cả các tế bào máu bình thường trong tủy xương, sau đó, bệnh nhân sẽ được ghép tế bào gốc tạo máu bình thường thông qua một đường truyền tĩnh mạch lớn ở cổ hoặc ngực. Tế bào gốc tạo máu được ghép sẽ sản sinh các tế bào máu mới. Phương pháp này được thực hiện tại bệnh viện và tế bào gốc được ghép có thể lấy từ bệnh nhân hoặc người hiến tặng.
Hóa trị
Các thuốc hóa trị cũng được biết đến là thuốc có khả năng tác gây độc cho tế bào. Chúng có khả năng diệt các tế bào ung thư và cả một số tế bào bình tường, chẳng hạn như các tế bào máu. Như vậy, các biến chứng như thiếu máu và dễ bị nhiễm trùng có thể xảy ra. Đặc biệt, các nhiễm trùng cơ hội và nhiễm trùng có khả năng đe dọa tính mạng xảy ra trong giai đoạn tế bào bạch cầu của cơ thể đang ở mức thấp là rất đáng e ngại
Xạ trị
Xạ trị là sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào Lymphôm không Hodgkin. Nó có tác dụng làm giảm kích thước khối u và giúp kiểm soát đau.
Hai loại xạ trị được sử dụng cho những bệnh nhân Lymphôm
Xạ trị ngoài
Một thiết bị đặc biệt sẽ phóng tia xạ vào nơi các tế bào Lymphôm tập trung. Đây là liệu pháp mang tính khu trú vì nó chỉ ảnh hưởng đến các tế bào trong khu vực được điều trị. Phương pháp này được thực hiện tại bệnh viện tại đức, bệnh nhân sẽ được điều trị 5 ngày/tuần, trong vài tuần.
Xạ trị toàn thân
Một số bệnh nhân bị Lymphôm sẽ được tiêm chất phóng xạ hoạt tính và chất này sẽ phát tán khắp cơ thể. Chất phóng xạ hoạt tính này được gắn với các kháng thể mà nó nhắm đến và tiêu diệt các tế bào Lymphôm.