Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư khởi phát từ các mô tạo ra máu hay còn gọi là tủy xương. Bình thường, tủy xương sản xuất ra các tế bào bạch cầu, các tế bào hồng cầu và tiểu cầu.
Bệnh bạch cầu xảy ra khi quá trình sản xuất có trật tự này bị gián đoạn. Điều này dẫn đến việc tạo ra các tế bào tủy chưa trưởng thành được gọi là các tế bào non của bạch cầu. Các tế bào này sẽ dồn ép các tế bào tủy bình thường dẫn đến sự suy giảm các tế bào máu bình thường.
Nguyên nhân
Ngoài những những yếu tố nguy cơ có thể là nguyên nhân của bệnh bạch cầu đã được nhiều người biết, nguyên nhân chính xác gây bệnh thường rất khó để xác định trong phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh này. Các yếu tố nguy cơ được biết đến như là tiếp xúc với bức xạ (ví dụ như nhà khoa học Marie Curie – người đã phát hiện ra bức xạ đã qua đời vì bệnh bạch cầu), vào loại hóa chất nhất định (chẳng hạn như Benzen), vài rối loạn di truyền (ví dụ như hội chứng Down) và một số vi-rút. Bệnh bạch cầu cũng có thể phát triển ở những bệnh nhân đã nhận một số thuốc hóa trị.
Các triệu chứng
Các triệu chứng của bệnh ung thư bạch cầu thường liên quan đến sự rối loạn các chức năng bình thường của tủy xương. Tình trạng thiếu máu (thiếu hồng cầu) sẽ dẫn đến các biểu hiện như khó thở, choáng váng, đau đầu và hôn mê. Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể là do thiếu máu vì các nguyên nhân khác.
Các hạch bạch huyết bị sưng, lá lách to dẫn đến chướng bụng, nhiễm trùng thường xuyên, hay bị sốt tái đi tái lại và đổ mồ hôi vào ban đêm thường liên quan đến số lượng bạch cầu cao bất thường. Đôi khi, điều này cũng dẫn đến các cơn đau xương khủng khiếp.
Tình trạng chảy máu như chảy máu nướu răng, chảy máu mũi thường xuyên, vết bầm tím và các điểm màu đỏ được gọi là các đốm xuất huyết (chảy máu dưới da) có liên quan đến số lượng tiểu cầu thấp. Đôi khi, người bệnh chỉ có những triệu chứng chung như mệt mỏi, chán ăn và giảm cân.
Chẩn đoán
Vì nhiều triệu chứng kể trên có thể là do các bệnh lý khác cho nên việc chẩn đoán cần được xác minh thông qua xét nghiệm máu và xét nghiệm tủy xương. Xét nghiệm máu cần thiết được gọi là xét nghiệm công thức máu. Xét nghiệm này cho biết số lượng bạch cầu cao và thường là các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành. Số lượng hồng sẽ ít hơn so với bình thường gọi là là bệnh thiếu máu, đồng thời số lượng tiểu cầu cũng thấp (gọi là giảm tiểu cầu).
Tuy nhiên, xét nghiệm chẩn đoán bệnh bạch cầu vẫn là xét nghiệm tủy xương. Thông thường, xét nghiệm này được thực hiện bằng cách chọc hút và sinh thiết, gần đây, các mẫu tủy cũng được gửi đi làm các xét nghiệm chuyên biệt hơn như đếm tế bào dòng chảy, phân tích di truyền tế bào và dấu ấn phân tử chuyên biệt. Kết quả chọc hút và sinh thiết tủy sẽ giúp cho xác định cho chẩn đoán bệnh bạch cầu, trong khi các xét nghiệm chuyên biệt này cung cấp cho chúng ta thêm thông tin chính xác về loại bệnh bạch cầu cũng như các chỉ số tiên lượng bệnh.
Xét nghiệm tủy xương thường được thực hiện tại gai chậu sau trên. Đối với bệnh bạch cầu dòng Lymphô cấp tính, bệnh nhân cần được thực hiện thêm chọc dò dịch não tủy. Phương pháp này giúp lấy được chất dịch từ não gọi là dịch não - tủy (CSF) để xác định xem bệnh bạch cầu có thâm nhiễm hệ thần kinh trung ương, đây tình trạng thường gặp trong ung thư bạch cầu dòng Lymphô cấp tính.
Bệnh bạch cầu không xác định giai đoạn, ngoại trừ bệnh bạch cầu Lymphô mạn tính. Phân nhóm của bệnh bạch cầu quan trọng hơn vì giúp xác định được mức độ xâm lấn của bệnh để có phương pháp điều trị và tiên lượng.
Điều trị và chăm sóc
Việc điều trị bệnh bạch cầu là phụ thuộc vào nhóm/phân nhóm chính xác bệnh bạch cầu. Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau như hóa trị, liệu pháp sinh học, phương pháp điều hòa miễn dịch, ghép tế bào gốc và xạ trị.
Hóa trị
Hóa trị đã trở thành phương pháp chủ yếu điều trị bệnh bạch cầu từ những năm 1960. Hóa trị này giúp điều trị bệnh bạch cầu, một trong những bệnh ung thư đầu tiên có khả năng điều trị được và phát triển thành nhiều chương trình hóa trị mới để điều trị các bệnh ung thư khác.
Phương pháp ghép tế bào gốc
Lần đầu tiên áp dụng, phương pháp được gọi là ghép tủy xương, chủ yếu là do nguồn tế bào gốc được lấy từ tủy xương. Ngày nay, các nguồn tế bào gốc khác bao gồm máu cuống rốn và máu ngoại vi được gọi là Ghép Tế Bào Gốc Máu Cuống Rốn và Ghép Tế Bào Gốc Máu Ngoại Vi. Nói chung, tất cả các phương pháp này hiện được gọi là Cấy Ghép Tế Bào Gốc. Cơ chế của nó là khá đơn giản. Về cơ bản, nó sử dụng các tế bào gốc bình thường từ một người cho để "thay thế" các tế bào bạch cầu bất thường. Thông thường, để bắt đầu áp dụng phương pháp điều trị này, bệnh nhân sẽ được hóa trị liều cao đơn lẻ/hoặc kết hợp với xạ trị để tiêu diệt các tế bào bệnh bạch cầu trước.