Ung thư tinh hoàn thường ít gặp, mặc dù độ tuổi mắc bệnh cao nhất là xuyên suốt từ 15 đến 44 tuổi. Một số triệu chứng có thể tạo điều kiện cho ung thư tinh hoàn là tinh hoàn không xuống bìu, teo tinh hoàn và các rối loạn vô sinh. Bên cạnh đó, do một số yếu tố liên quan đến môi trường, đặc biệt là mất cân bằng nội tiết tố cũng trở thành điều kiện giúp bệnh phát triển.
Ung thư tinh hoàn cần phải phát hiện sớm – Nguồn: Man Health
Các dấu hiệu thường gặp ở ung thư tinh hoàn là cảm giác nặng ở bìu hay bụng dưới, tinh hoàn bị to hay rút, chân phù, đau tức ngực, đau vùng lưng dưới hoặc thở gấp.
Bệnh có thể được chẩn đoán dễ dàng khi khám thấy có khối u xuất hiện ở tinh hoàn. Trong những trường hợp chẩn đoán thông thường không thể phát hiện, việc siêu âm phối hợp với Doppler màu có thể giúp xác định bệnh nhanh chóng.
Khi được tinh hoàn được kiểm tra và chẩn đoán chắc chắn là ung thư, các bác sĩ có thể chỉ định cắt tinh hoàn. Ngoài ra, theo khuyến cáo, vì một số lý do trong việc điều trị sau phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, các quý ông không may mắn phải cắt bỏ tinh hoàn nên thu giữ tinh trùng và gửi vào ngân hàng tinh trùng trước giai đoạn phẫu thuật. Khi phẫu thuật thành công, các quý ông cũng không nên lo lắng vì phẫu thuật này không gây ra chứng rối loạn tình dục.
Các quý ông có thể tự kiểm tra bằng cách tự nâng vùng bìu và rà soát luân phiên từng bên tinh hoàn để kiểm tra liệu có khối u xuất hiện hay không. Nếu phát hiện có khối u thì nên ngay lập tức đi tới phòng khám hay bệnh viện nam khoa để kiểm tra ngay.
Kiểm tra để phòng chống ung thư tinh hoàn – Nguồn: Hello Bacsi
Tuy nhiên, đây chỉ là cách tự kiểm tra và không thể mang lại kết quả chính xác như các bài kiểm tra tại bệnh viện. Vì vậy, để giữ sức khỏe cho mình và phòng chống ung thư tinh hoàn, hãy đặt ra mốc kiểm tra định kì cho mình mỗi 1-3 tháng các quý ông nhé.
>> Thực phẩm nghi vấn sẽ khiến ung thư trở nên tệ hơn
>> Các loại thảo dược hỗ trợ chữa ung thư bảo vệ sức khỏe
M.T