Cỏ lưỡi rắn, trong đông y, có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Còn có tên khoa học là Hedyotis difusa Wild, thuộc họ cà phê. Cỏ lưỡi rắn thường sống quanh năm, cao từ 30 – 40 cm, cỏ mọc bò, thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt.
Loại cây này có lá mọc đối nhau, hơi thon dài và phần cuốn lá không có, ở phần đỉnh có nhiều khía răng. Hoa có màu trắng, mọc đơn hoặc thành đôi ở phần kẽ lá. Hạt có nhiều và thường mang màu nâu nhạt, quả khô dẹt ở đầu. Khi làm thuốc, toàn cây đều được sử dụng để chế biến.
Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng để chữa bệnh viêm họng, viêm gan, sỏi mật, mụn nhọt, rôm sảy. Các loại vết thương ngoài như ong đốt, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp… đều sử dụng loại cỏ này.
Còn trong y học hiện đại, do có khả năng tăng cường chức năng làm việc của đại thực bào trong hệ thống lưới và nội mô, bạch cầu nên cỏ lưỡi rắn được dùng để chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lympho, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân. Hỗ trợ điều trị ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch.
Cỏ lưỡi rắn có khả năng ức chế tế bào ung thư lympho (Nguồn: danongplus)
Tại Trung Quốc, cỏ lưỡi rắn được dùng để trị ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, hạch. Trung Quốc đã chế ra một loại thuốc từ loại thảo dược này với tên Ấn can ninh, thành phần bao gồm bạch hoa xà thiệt thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô… Ất can ninh có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi-rút và làm khôi phục lại chức năng gan, có tác dụng tốt trong việc điều trị viêm gan B, tăng cường sức khỏe.
Trong dân gian ta, bạch hoa xà thiệt thảo được sắc ra để dùng, có thể dùng lúc còn tươi hoặc đem đi phơi khô cũng được. Liều lượng khi dùng có thể tới 60g thuốc khô, tầm 250g dược liệu tươi. Lúc dùng cho vết thương ngoài không kể liều lượng. Cây còn được dùng dưới dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi,viêm họng, viêm ruột thừa…
Cây tùng lam là một cây thuộc họ Brassicaceae, có tên khoa học là Isatis tinctoria. Từ nghìn năm trước, cây đã được dùng để làm chất nhuộm. Các nhà khoa học tại Ý cho biết trong cây có chứa một hàm lượng lớn lucobrassicin (GBS) có khả năng chống ung thư và hiện được sử dụng như nguồn nguyên liệu chính trong việc điều chế các hợp chất cần thiết trong một số loại thuốc chữa ung thư.
Từng được dùng làm thuốc nhuộm, cây tùng làm hiện được dùng để hỗ trợ điều trị ung thư
(Nguồn:khoahoc)
Chất GBS cũng có ở cây bông cải xanh, cải bắp và các loại cây thuộc họ Brassicaceae. Tuy nhiên, ở cây tùng lam thì loại chất lucobrassicin này lại nhiều hơn bông cải xanh đến 60 lần, và nó ở một dạng nguyên chất hơn. Các nhà khoa học tin rằng phát hiện ra loại chất này có thể giúp hỗ trợ điều trị, bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các loại bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
Cây tonka có tên khoa học là Cumarina được các nhà khoa học tại Đại học tự trị quốc gia (UNAM), Mexico, bào chế thành một loại tân dược, sau buổi thử nghiệm trên chuột cho thấy cây có khả năng ngăn chặn sự phát triển của ung thư phổi. Các nhà khoa học cho biết loại thuốc mới này có thể giúp ngăn chặn sự phân chia tế bào, kể cả tế bào di căn và làm cho khối u ung thư phổi không phát triển được. Từ đó có thể tăng cường sức khỏe khi ung thư kéo đến.
Cây tonka giúp chặn không cho khối u phát triển, ngăn chặn sư phân chia tế bào ung thư
(Nguồn: cocobolotreefarm)
Các cuộc thử nghiệm trên chuột đã cho ra được kết quả khả quan khi tân dược này đã kìm chế sự phát triển của tế bào u melanin mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào bình thường khác. Tân dược Cumarina đã nhận được sự đồng ý từ Bộ Y Tế Mexico cho phép thử nghiệm bước đầu trên bệnh nhân. Theo Bộ Y Tế thì loại thuốc này hoàn toàn không độc hại với người mắc bệnh ung thư phổi, nhưng nếu sử dụng cho các mục đích khác thì cần phải có sự chỉ dẫn mới.
>> Các lợi ích của đậu nành đối với sức khỏe
>> Những thực phẩm tốt cho sức khỏe nam giới
Theo danongplus