Ung thư vòm họng là khối u ác tính xuất phát từ lớp tế bào che phủ vòm họng. Đây là một trong các ung thư thường gặp ở Việt Nam, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới.
Ung thư vòm họng ở Nam giới (Nguồn: Viện y học ứng dụng VN)
Dưới đây là những dấu hiệu của ung thư vòm họng giai đoạn đầu. Hi vọng sẽ giúp bạn phát hiện sớm tránh được những rủi ro không mong muốn.
- Đau đầu: Người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu âm ỉ và cuộn lên từng cơn
Đau đầu ở Nam giới (Nguồn: Ongbachau)
- Ù tai: khi bị ung thư vòm họng xâm lấm, người bệnh thường xuyên bị ù một bên, người bệnh có cảm giác trầm như tiếng ve kêu bên trong tai.
Dấu hiệu bị ù tai (Nguồn: 24h)
- Ngạt mũi: dấu hiệu này xuất hiện dần, ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc một và kem theo triệu chứng chảy máu mũi.
Ngạt mũi cảm thấy khó thở (Nguồn: sumhevi)
- Khàn tiếng và khó nuốt: dấu hiệu này xuất hiện mà không phải di những bệnh thông thường khác mang lại thì người bệnh nên chú ý. Nếu như dấu hiệu này kéo dài 3 tuần đã uống thuốc mà không có biểu hiện thuyên giảm thì người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Khó nuốt, khàn tiếng mỗi ngày cổ họng càng đau (Nguồn: Zing)
Sau khi được chẩn đoán, các bác sỹ sẽ xác định giai đoạn của bệnh, căn cứ vào giai đoạn bệnh cùng một vài yếu tố khác để quyết định kế hoạch điều trị và tiên lượng bệnh.
Các biện pháp điều trị chính hiện nay gồm có:
- Tia xạ: Với ung thư vòm hiện nay, xạ trị là phương pháp điều trị quan trọng nhất, chiếu tia cả khối u và hạch cổ nếu có. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các bác sỹ có thể xác định chính xác trường chiếu tia dựa vào các hình ảnh không gian 3 chiều nhằm tăng tối đa tác dụng của tia xạ trên khối u đồng thời hạn chế làm tổn thương mô lành.
- Hóa chất: Trước đây hóa chất chỉ được sử dụng khi ung thư vòm có di căn xa hoặc khi điều trị tia xạ thất bại, xu hướng mới hiện nay là điều trị tia xạ kết hợp với hóa chất ngay từ đầu để làm tăng hiệu quả điều trị triệt để khối u.
- Phẫu thuật: Do vòm họng nằm ở vị trí giải phẫu chật hẹp và sâu nên trước đây phẫu thuật không có vai trò quan trọng trong điều trị triệt để mà chỉ có vai trò trong việc lấy bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh. Ngày nay với sự tiến bộ của phẫu thuật nền sọ, kết hợp với nội soi đã mở ra cơ hội chữa khỏi bệnh cho những bệnh nhân ung thư vòm thể kém đáp ứng với tia xạ như thể sừng hóa hoặc tái phát. Ngoài ra phẫu thuật còn có thể loại bỏ các hạch di căn ở vùng cổ giai đoạn còn khu trú.
Ngoài các phương pháp điều trị cơ bản như trên, các nhà khoa học hiện nay đang nỗ lực nghiên cứu các biện pháp điều trị mới dựa trên sinh học phân tử, công nghệ gen, miễn dịch học… và bước đầu đã cho thấy hiệu quả điều trị tích cực. Tiên lượng bệnh phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh khi được phát hiện, nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm tỷ lệ sống trên 5 năm sau điều trị có thể lên tới trên 70%, nhiều trường hợp khỏi hẳn. Với mắc bệnh ung thư vòm giai đoạn muộn, tỷ lệ tái phát và di căn sau điều trị rất cao, tỷ lệ sống thêm trên 5 năm thấp từ 10% tới 40%.
Tiên lượng bệnh còn phụ thuộc nhiều vào thể ung thư, ung thư biểu mô không biệt hóa có tiên lượng tốt nhất vì rất nhạy cảm với tia xạ, ung thư mô liên kết có tiên lượng kém nhất.
Công nghệ chữa bệnh ung thư ngày càng tiên tiến (Nguồn: Kienthucsuckhoe)
Hiện tại các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để phát triển vắc xin phòng virus Epstein-barr, một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư vòm họng. Trong khi chờ đợi các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu như trên chúng ta có thể áp dụng các biện pháp khác để nâng cao sức khỏe nói chung, hạn chế các yếu tố nguy cơ khác của ung thư vòm như:
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có chế độ làm việc sinh hoạt hợp lý để nâng cao sức khỏe.
Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu chất kích thích, hạn chế ăn các thức ăn lên men như dưa muối, cà muối.
Thường xuyên tập thể dục để cơ thể kháng sinh tốt (Nguồn: BV Ung bướu Hưng Việt)
>> 3 căn bệnh ung thư cực nguy hiểm ở đàn ông
>> 9 lời khuyên từ chuyên gia giúp phòng ngừa ung thư
Quang Huy
Nguồn: Tổng Hợp