Nguy cơ gây ung thư bàng quang thường thấy là các bệnh nghệ nghiệp (hóa chất, cao su, dầu khí, nhuộm), các tác nhân gây ung thư bao gồm beta-naphthylamine, benzidine, 40 amnodipheny, số lượng và thời hút thuốc lá có tỷ lệ với mắc ung thư bàng quang, bệnh sáng máng Schistosomia haemato-bium gây viêm nhiễm do trứng của chúng ở bàng quang.
Bên cạnh đó, các yếu tố gây kích thích và viêm nhiễm bàng quang lâu ngày như ống thông quang, sỏi bàng quang. Những yếu tố di truyền không rõ ràng. Có nguy cơ cao khi người trong gia đình bị ung thư bàng quang.
Lâm sàng: tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, tiểu khó, triệu chứng tắc nghẽn đường tiết niệu, di căn, toàn thân gầy sút, sốt.
Phương pháp cận lâm sàng: nội soi được xem là biện pháp quan trọng nhất để chẩn đoán ung thư bàng quang. Các trường hợp khối u lan rộng, khối u to có nguy cơ lấn sâu được lấy mẫu hạch chậu bịt hai bên và hạch chủ bụng để chẩn đoán.
Chẩn đoán bằng hình ảnh: siêu âm, chụp UIV, CT hoặc MRI.
Viêm bàng quang có thể gây cảm giác đau, rát và buốt khi tiểu, hội chứng nhiễm khuẩn. Thường chẩn đoán bằng cách thử nước tiểu và soi bàng quang.
Lao bàng quang hay lao đường tiết niệu cần làm xét nghiệm BK trong nước tiểu. Chụp UIV để thấy loét lao đài thận, soi bàng quang.
Lớp thành bàng quang. (Ảnh: pinimg)
Điều trị ung thư bàng quang với nhiều cách khác nhau như:
Phòng ngừa ung thư bàng quang: không có biện pháp nào hữu hiệu hiện nay. Cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh như: không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với hóa chất gây ung ưng bàng quang, uống nước thật nhiều, bổ sung nhiều rau quả trong chế độ ăn.
Ung thư bàng quang có thể tái phát 52 – 73% từ 3 – 15 năm. Cần có chế độ theo dõi và kiểm tra lâm sàng 6 – 12 tháng/ lần, thử nước tiểu và siêu âm.
Ung thư bàng quang. (Ảnh: ehospital)
Theo BS. Nguyễn Xuân Hậu/ SKDS