Những điều cần biết về acid uric
Người đăng: duyluan.py89 Ngày đăng: 01/01/2016
Khi nồng độ acid uric máu tăng kéo dài, cơ thể có hàng loạt thích nghi nhằm giảm acid uric trong máu bằng cách: tăng bài tiết quan thận, lắng đọng muối urát ở các tổ chức màng hoạt dịch, da, kẽ thận, gân,…dẫn đến sự biến đổi về hình thái học của các tổ chức này.
Tăng acid uric trong dịch khớp dẫn đến kết tủa thành các tinh thể hình kim gây tổn thương sụn, màng hoạt dịch, bao khớp. Qua chỗ sụn bị tổn thương các tinh thể xâm nhập xuống tận lớp xương dưới sụn, hình thành các hạt tophi, gây phá huỷ xương dưới dạng ổ khuyết xương hình cầu.
Sự lắng đọng các tinh thể ở tổ chức tạo thành các hạt tophi kích thước to nhỏ, khác nhau. Lắng đọng tinh thể urát ở kẽ thận dẫn đến tổn thương thận (sỏi thận, viêm thận kẽ, xơ hóa cầu thận). Tổn thương lan rộng dẫn đến suy thận, tăng huyết áp. Đây là yếu tố tiên lượng quan trọng.
Các tinh thể urat
Cơ chế gây tăng lượng axit uric, bệnh Gout nguyên phát và thứ phát
Bệnh Gout nguyên phát
Gắn liền với yếu tố di truyền và cơ địa, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng axit uric. Đây là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.
Bệnh Gout thứ phát
Do ăn nhiều: nhất là ăn nhiều những thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng đỏ trứng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.
Do tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá huỷ nhiều tế bào, tổ chức): Bệnh đa hồng cầu, Leukemia mạn thể tuỷ, Hodgkin, Sarcome hạch, Đa u tuỷ xương, hoặc do sử dụng các thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh ác tính.
Do giảm thải axit uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình thải axit uric giảm và ứ lại gây bệnh.
Bài viết cùng loại