Người bị suy tim nên lưu ý gì khi tập thể dục?

Người đăng: duyluan.py89    Ngày đăng: 01/01/2016
Thông thường bác sĩ đánh giá mức độ suy tim theo bốn mức, từ suy tim độ I đến độ IV. Với mức suy tim độ I-II, người bệnh vẫn có thể hoạt động thể lực ở mức trung bình; với mức suy tim độ III, người bệnh chỉ làm được những công việc nhẹ; với mức suy tim độ IV, người bệnh thấy mệt ngay cả khi nghỉ ngơi.
 
Người bị suy tim nên lưu ý gì khi tập thể dục?

Vì vậy bác sĩ thường khuyên bệnh nhân suy tim tập thể dục ở mức vừa phải với những trường hợp suy tim độ I-II, vận động nhẹ với những trường hợp suy tim độ III. Việc thường xuyên tập thể dục ở người suy tim giúp tăng cường các hoạt động sinh lý, tăng khả năng chịu đựng, làm tăng chất lượng cuộc sống.
Trước khi tiến hành kế hoạch tập thể dục, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ về khả năng và mức độ tập luyện. Thông thường có thể tập 30 phút/ngày với các hoạt động ở mức độ nhẹ hoặc trung bình như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập thái cực quyền, dưỡng sinh, yoga, khiêu vũ, làm công việc nhà...

Một số lưu ý cho bệnh nhân suy tim khi tập thể dục

- Thời điểm tốt nhất để tập thể dục là khoảng 1 giờ sau khi ăn hoặc uống thuốc.
- Cần khởi động trước khi tập và thư giãn, nghỉ ngơi sau khi tập. Không tắm hơi hay tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh sau khi tập.
- Đặt ra mục tiêu tập luyện vừa phải, không quá sức.
- Tránh những hoạt động nặng như chạy bộ, nâng vật nặng trên 10kg, ...; tránh những bài tập làm căng, duỗi, co cơ liên tục như hít đất ...
- Khi mới tập cần tập nhẹ, sau này sẽ tăng dần cường độ. Nếu ngưng tập một vài ngày (do bị cảm, bận công việc, thời tiết xấu ...), khi tập lại cần tập nhẹ hơn mức bình thường, tăng dần cường độ về bằng mức trước đó vào những buổi tập sau.
- Tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt: độ ẩm cao làm mau mệt, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây khó thở, đau ngực.
- Uống đủ nước. Nên uống nước ngay cả khi không khát, đặc biệt trong những ngày nóng.
- Nếu cảm thấy mệt mỏi ngay sau khi tập hoặc vào hôm sau cần giảm bớt cường độ tập luyện.
- Nếu cảm thấy có những triệu chứng như đau ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, nôn ói ... hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần ngưng tập. Nếu triệu chứng không giảm cần để bác sĩ kiểm tra.

Bình luận

Bài viết cùng loại

BÀI XEM NHIỀU

Phụ nữ dâm – làm thế nào để nhận biết? Gập bụng trên ghế dốc - Decline Crunch Những lợi ích không ngờ từ quả sa pô chê Top 4 hãng cơ mà nam giới đam mê bida cần biết 8 dấu hiệu chứng tỏ cô ấy không thích bạn Cách làm bột đậu cho người tập thể hình Thủ dâm có làm tăng kích thước dương vật? Cách xác định kích thước cổ tay to hay nhỏ 8 điều cấm kỵ khi tập thể hình Đòi mà nàng không cho thì phải làm sao? 5 động tác chống đẩy tăng sức mạnh cho cơ tay Lịch tập thể hình chuẩn cho nam giới Tại sao phụ nữ thích xem phim người lớn? Nguyên Mạnh 'kêu oan' về pha đánh nguội Dương vật không cương cứng lâu 5 loại nước ép lý tưởng cho người tập gym Vì sao Nguyên Mạnh nhận thẻ đỏ 12 mẫu phụ nữ mà đàn ông nên tránh 4 hãng giày thể thao được ưa chuộng tạo Việt Nam Bữa sáng cho dân tập thể hình Vớt tạ đơn tập cơ ngực, cơ xô - Dumbbell Pullover 3 kiểu quần kaki cực kỳ dễ mặc Hướng dẫn bài tập Bicycle crunch – Gập bụng đạp xe Những điểm hấp dẫn phụ nữ nên cơ thể nam giới Bí quyết chạy bộ nhanh mà không mệt Người bị tiêu chảy nên ăn gì? Bí quyết chinh phục phụ nữ đẹp của đàn ông xấu 5 “khuyết điểm” của đàn ông cuốn hút phụ nữ đến không ngờ Những điều phụ nữ ghét cay ghét đắng ở đàn ông Chế độ dinh dưỡng cho người mới tập thể hình