Biểu hiện bệnh cường giáp có thể nhận biết khi tuyến giáp hoạt động quá mức như: căng thẳng, run tay, tay đổi tâm trạng và giảm cân khó kiểm soát. Ngoài điều trị y tế, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện triệu chứng cường giáp.
Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. (Ảnh: benhvienthucuc)
Bệnh nhân cường giáp cần đảm bảo có chế độ ăn lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp giảm tác động xấu đến tình trạng bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý khuyến cáo của bác sĩ, vì chế độ ăn uống chỉ là biện pháp hỗ trợ, không phải phương pháp điều trị bệnh. Nhưng nó góp phần làm quá trình điều trị hiệu quả.
Rau củ quả mang đến nhiều vitamin lành mạnh cho cơ thể. (Ảnh: ekoplod-m)
Sử dụng nhiều thực phẩm có hàm lượng protein cao như cá, các loại đậu hay các chế phẩm từ sữa giúp cải thiện đường trong máu. Tuy nhiên, bạn cũng cần nên cân đối khi thiết kế thực đơn, tránh lạm dụng quá nhiều, bổ sung dầu hạt cải và dầu ô liu.
Cam, kiwi, quýt... là những trái cây tốt cho người bệnh cường giáp. (Ảnh: obrazky)
Cần tránh tiêu thụ các thực phẩm tinh chế như mì gói, bánh mì, bánh kẹo, mỡ động vật, đồ đóng hộp, thị chế biến sẵn, lòng đỏ trứng, bơ, thức ăn chiên hoặc rán, sữa. Do cường giáp làm tăng chuyển hóa cơ thể, vì vậy người bệnh nên hạn chế các loại đồ uống: cà phê, rượu, các đồ uống chưa lượng đường cao (mía, sirô, mật ong).
Đây là bệnh khá phức tạp nên bệnh nhân cần nên khám và điều trị theo chu kỳ để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ vì điều trị bệnh tốn nhiều thời gian, cần phải kiên trì.
Nên tránh xa bánh mì và các thực phẩm chế biến sẵn. (Ảnh: songkhoe)
Hoài Ngân