Những cơn đau nửa đầu mỗi khi xuất hiện thường đi kèm xảy ra với các triệu chứng buồn nôn và làm cho người bệnh khó chịu. Một số dấu hiệu báo trước cho cơn đau nửa đầu thường bao gồm việc mạch đập nhanh, hoa mắt, nhạy cảm với ánh sáng…
Biểu hiện của cơ đau nửa đầu
Bệnh nhân mắc chứng đau nửa đầu kéo dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe như mất ngủ, suy giảm trí nhớ và rối loạn thần kinh. Bệnh đau nửa đầu không có thuốc đặc trị và dễ dàng tái phát.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh song không phải nguyên nhân nào cũng rõ ràng và dễ xác định. Thường một số nguyên nhân đau nửa đầu chính là do suy nhược cơ thể, stress, cơ thể mất nước, thiếu dinh dưỡng hoặc cũng có thể là do sự mất cân bằng hóa chất não, bao gồm serotinin…
Mức độ serotonin giảm trong thời gian đau nửa đầu có thể kích thích hệ thống thần kinh giải phóng ra các chất được gọi là neuropeptides, phù bên ngoài não (màng não). Kết quả là gây ra đau nhức đầu.
Với phụ nữ sự thay đổi nội tiết tố như sự biến động estrogen cũng có thể là nguyên nhân gây đau nửa đầu. Phụ nữ có tiền sử đau đầu thường xuyên nhức đầu ngày trước hoặc trong thời kỳ kinh huyệt lúc mà lượng estrogen đạt mức cao trong cơ thể. Với những trường hợp bị đau nửa đầu liên quan đến nội tiết thì việc dùng thuốc có ảnh hưởng đến nội tiết như thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormone thì bệnh tình sẽ càng thêm trầm trọng.
Đau nửa đầu gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh cũng là nguyên nhân của chứng đau nửa đầu. Một số trường đau nửa đầu bị kích hoạt là do sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và tình trạng lạm dụng cafein, bột ngọt, thức ăn mặn, thực phẩm chế biến sẵn… Việc bỏ bữa hoặc ăn chay bất thường cũng có thể gây nên chứng đau nửa đầu.
Với những người có tiền sử bị đau nửa đầu thì nếu rơi vào tình trạng stress, căng thẳng hay thay đổi giờ sinh hoạt, môi trường sống hay sử dụng nhiều loại thuốc…cũng dễ khiến đau nửa đầu tái phát.
>>Giảm đau đầu hiệu quả với trà thảo dược
Theo Trí thức trẻ