Cao huyết áp hay còn gọi là bệnh tăng huyết áp, là một trong những số bệnh khá phổ biến hiện nay. Áp lực lên thành động mạch của người bệnh ở mức cao hơn bình thường.
Động mạch là hệ thống mạch máu, mang máu từ tim để cung cấp oxy và dưỡng chất cho các cơ quan. Hai buồng dưới của tim gọi là tâm thất, co bóp nhịp nhành với nhau để đẩy máu tới phổi và bơm máu nuôi cơ thể.
Thành động mạch. (Ảnh: thaidoc)
Có 2 cách đo huyết áp là đo bắp tay hoặc cổ tay. (Ảnh: khoef)
Có thể đo huyết áp bằng hai thiết bị phổ biến là đo tại bắp tay và đo tại cổ tay. Khi tim của bạn đập, áp lực lên thành động mạch tại thời điểm đó gọi là huyết áp tâm thu (huyết áp cao nhất). Huyết áp đo được lúc tim đang nghĩ ngơi được gọi là huyết áp tâm trương (huyết áp thấp nhất).
Trong ngày, huyết áp sẽ dao động chứ không cố định, nhưng thường thì huyết áp tâm thu dưới 120mmHg, huyết áp tâm trương dưới 80mmHg. Nếu huyết áp tâm thu trên 140mmHg và tâm trương trên 90mmHg, đồng nghĩa bạn đã bị cao huyết áp.
Qua thời gian, bệnh nhân cao huyết áp sẽ bị tổn thương thành động mạch. Các thành động mạch bị tổn thương này trở nên yếu đi, lan rộng ra có thể dẫn tới phình mạch. Thậm chí có thể vỡ gây chảy máu vào các mô xung quanh. Những vết rách nhỏ trên thành động mạch có thể là nơi tập trung các chất trong máu như cholesterol, chất béo, canxi để phát triển thành các mảng bám.
Dấu hiệu cho thấy bạn bị cao huyết áp. (Ảnh:
Lưu lượng máu qua động mạch sẽ giảm khi các mảng bám lớn lên. Tiếp theo đó các tế bào máu có thể dính vào mảng bám này tạo cục máu đông. Điều này tiếp tục làm giảm hay cản trở hoàn toàn sự lưu thông máu. Giống như một vòng lẩn quẩn, sự cản trở dòng chảy của máu càng làm tăng huyết áp cho người bệnh. Bởi tim phải hoạt động tích cực hơn để thắng lực cản đó.
Việc tổn thương động mạch và dòng chảy bị cản trở có thể gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay các bệnh về thận. Đa phần các trường hợp tăng huyết áp không xác định được nguyên nhân, và những loại này được gọi là tăng huyết áp tiên phát hay vô căn.
Hoài Ngân