Theo The Health Site, buồn nôn và ói mửa là những vấn đề phổ biến, có thể say xỉn, hay do các căn bệnh triệu chứng liên quán đến tiêu hóa. Theo Tiến sĩ Purnima Suhas Prabhu, bác sĩ tại bệnh viện PD. Hinduja, Mumbai - Ấn Độ, cho biết nếu buồn nôn, nôn mửa sau các chấn thướng đầu hoặc bụng bạn nên lập tức gặp ngay bác sĩ để tham khảo ý kiến. Tuy nhiên, các triệu chứng buồn nôn, hay nôn mửa là những triệu chứng thường hay gặp do sử dụng chất kích thích, căng thẳng, lo âu. Vậy khi gặp các triệu chứng đó chúng ta nên làm gì
Đá lạnh – Theo tiến sĩ Purnima, buồn nôn hoặc nôn mửa các vấn đề liên qua đến căng thẳng và lo lắng là khá phổ biển, vì chính tâm lý stress đó khiên cơ thể tạo ra nhiều axit hơn gây hiện trượng trào ngược. Sau khi nôn nhiều người thường có xu hướng uống nhiều nước nhưng thực chất việc uống nhiều nước ngay sau khi vừa nôn làm dạ dày thêm năng nề có thể khiến tái diễn việc nôn mửa, thay vào đó ta có thể ngậm vài viên nước đá lạnh để ngăn ngừa tình trạng ói mửa.
Đá lạnh giúp giảm cảm giác buồn ói (nguồn: The Health Site)
Bánh quy – Bánh quy giúp ngăn chặn việc nôn mửa hiệu quả. Các chuyên gia thường hay khuyên những người dễ bị say tàu xe nên có một gói bánh quy trong túi mỗi khi đi xa. Chú ý đừng chọn các loại bánh quy quá béo ngậy.
Sữa chua và sữa đông – Khi mắc ói hay sau khi ói, bạn có thể sử dụng một ly sữa lạnh nhưng sữa chua sẽ là lựa chọn hàng đầu vì nó dễ tiêu hóa hơn. Đặc biệt việc dùng sữa chua hay sữa tươi không hương vị sẽ giúp dịu dạ dày, rất phù hợp cho những người vừa sử dụng bia rượu.
Cùng với những thực phẩm được khuyên nên sử dụng để hạn chế sự khó chịu của các cơn buồn nôn thì còn có nhiều loại thực phẩm khi tiêu thụ khiến cơ thể và hệ tiêu hó thêm khó chịu. Việc dùng nhiều thực phẩm có nhiều gia vị khiến tăng nồng độ axit kích hoạt cảm giác buồn nôn. Khi buồn nôn nên ăn thực phẩm dễ tiêu và nhạt như bánh mì.
Không nên sử dụng thêm nước có gas sau khi ói mửa (nguồn Step to Health)
Ngoài ra khi buồn nôn cũng nên tránh những thực phẩm như
Rau của quả hay nước ép – Ăn rau của với hàm cao các chất xơ có thể gây kích ứng cho dạ dày vì chúng không dễ để tiêu hóa. Điều này cũng xảy ra tương tự với các loại nước ép, đặc biệt là nước ép từ rau củ.
Trà hay cà phê – Caffeine chưa trong trà và cà phê có thể làm tăng nông độ axit dẫn đến buồn nôn, ói mửa. Vì thế bạn hạn chế tiêu thụ thêm trà hay café và các thực phẩm có chưa caffeine sau khi nôn, ói.
Đồ uống có gas – Dùng đồ uống có gas dẫn đến đầy hơi, đồng thời nhiều đồ uống có gas còn chứa caffeine, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Điều này khiến bạn cảm thấy khó chịu và càng cảm thấy buồn nôn.
Theo ZingNews