Sau đây là 6 lưu ý về ăn chay đúng cách
Ăn ít nhất 5 phần các loại trái cây, rau quả mỗi ngày (mỗi phần tương đương 80gr). Bên cạnh vitamin và chất khoáng, trái cây và rau quả còn cung cấp chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hoá và phòng ngừa táo bón.
Người ăn chay nên ăn nhiều trái cây (Ảnh: Internet)
Thành phần carbohydrate có nguồn gốc từ gạo, bánh mỳ, ngũ cốc, khoai tây, chiếm khoảng trên 1/3 lượng thức ăn. Ưu tiên chọn loại nguyên hạt. Bên cạnh việc cung cấp tinh bột và là nguồn năng lượng chính của cơ thể, các loại thực phẩm này còn cung cấp chất xơ, canxi, sắt và vitamin nhóm B cho người ăn chay.
Sử dụng sữa, sản phẩm từ sữa, hoặc các sản phẩm thay thế sữa (như nước uống đậu nành). Chọn các loại ít béo và ít đường. Sữa và các sản phẩm từ sữa (như phô mai, yaourt) là các nguồn tốt cung cấp protein, canxi, các vitamin A và B12.
Sữa sẽ giúp người ăn chay bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng (Ảnh: Internet)
Một lưu ý khi ăn chay là bạn nên sử dụng các loại đậu và các nguồn đạm khác. Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng… là các nguồn đạm ít béo, giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng, có thể tính vào thành phần rau quả. Các nguồn đạm khác có thể từ các sản phẩm thay thế thịt như đậu hũ, mycoprotein (như Quorn), đạm chay khô (textured vegetable protein) và tempeh. Cần lưu ý ăn đạm từ nhiều nguồn gốc khác nhau để được thành phần acid amin phù hợp cho nhu cầu cấu trúc và chức năng của cơ thể.
Chọn chất béo chưa bão hoà, và ăn với lượng ít. Chất béo chưa bão hoà (như dầu thực vật, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải) tốt cho sức khoẻ hơn so với các chất béo chưa bão hoà (như mỡ động vật, bơ). Tuy nhiên, tất các các loại chất béo đều giàu năng lượng và nên ăn với lượng ít.
Thí dụ cho các thực phẩm nhóm này là kem, sô cô la, bánh quy, bánh ngọt, bánh kem… Các thức ăn này chủ yếu cung cấp năng lượng ở dạng béo và đường, nhưng chỉ cung cấp được lượng rất nhỏ các chất dinh dưỡng khác.
Theo Suckhoedoisong.vn