Tai trong có vai trò làm các xung động âm thanh được gửi đến não. Các yếu tố ảnh hưởng xấu gây rối loạn chức năng của tai trong gồm: nhiễm trùng tai, hoa mắt, bệnh Meniere, chóng mặt. Dưới đây là một số thực phẩm có thể làm tình trạng diễn biến trầm trọng hơn.
Natri là một khoáng chất duy trì cân bằng chất lòng và có hàm lượng cao trong thức ăn mặn. Khi sử dụng quá nhiều natri làm ứ chất lòng ở tai trong, gây ra chóng mặt và tăng nguy cơ các vấn đề về tai khác. Để hạn chế rủi ro phát sinh nên tránh xa các thức ăn mặn như khoai tây chiên, thịt chế biến, bánh quy, nước sốt đậu nành và đặc biệt là các thực phẩm đóng hộp.
Khoai tây chiên. (Ảnh: meohaybotui)
Nói đến thức ăn chứa nhiều đường, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến kẹo, socola, bánh ngọt, bánh nướng và món tráng miệng đông lạnh. Các loại đồ uống có đường như nước ngọt, thức uống năng lượng, cà phê và nước ép trái cây.
Bánh ngọt. (Ảnh: bepgiadinh)
Tyramine là một acid amin gây ra chứng đau đầu kéo dài hoặc đau nửa đầu. Nó có thể phá vỡ chức năng của tai trong, gây ra cá triệu chứng bệnh và chóng mặt. Những thực phẩm có sự hiện diện của tyramine bao gồm: phô mai, gan gà, đậu, cá hun khói, rượu vang đỏ và quả sung. Theo nghiên cứu của Trung tâm y tế đại học Maryland cho biết, nguồn protein có hàm lượng thấp tyramine là cá, đậu hũ và thịt nạc tươi.
Cá hun khói. (Ảnh: blogdulich)
Tuy các hạt là một nguồn chất béo tự nhiên bổ dưỡng nhưng cũng gây ra các triệu chứng của tai trong. Nếu các hạt ảnh hưởng xấu đến triệu chứng của bạn, thì bạn nên tránh xa tất cả như: bơ đậu phọng và các hạt trong kẹo, món xào, bánh nướng. Cần bổ sung nhiều loại rau quả như cà chua để duy trì hệ thống miễn dịch.
Hạt điều. (Ảnh: cafefcdn)
(Theo TS.BS. Lê Thanh Hải/ SKDS)