Sa van hai lá – căn bệnh tim phổ biến ở nữ giới

Người đăng: duyluan.py89    Ngày đăng: 01/01/2016
Những thống kê cho thấy rằng khoảng 10 – 15% phụ nữ trẻ tuổi mắc chứng sa van hai lá.
 
sa van hai lá

Van hai lá là một trong số bốn van tim có vai trò kiểm soát dòng máu vào và ra khỏi tim. Đặc biệt, van hai lá kiểm soát dòng máu mang oxy từ nhĩ trái xuống thất trái và từ đó được bơm đi nuôi cơ thể. Trong trường hợp van bị thương tổn, một hoặc cả hai lá van sẽ bị sa vào nhĩ trái khi tim co bóp. Thêm vào đó, van thường bị hở gây trào ngược một phần máu về nhĩ trái. Nghe tim có thể thấy tiếng clic hoặc tiếng thổi đặc trưng của bệnh. Tình trạng hở van làm cho tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo lượng máu tuần hoàn nuôi dưỡng cơ thể.        
                                     

Đối tượng hay mắc sa van hai lá

 
Sa van hai lá chủ yếu do nguyên nhân bẩm sinh nhưng thường được phát hiện muộn. Bệnh phổ biến hơn ở nữ giới, đặc biệt ở những người có lồng ngực hẹp, lõm hoặc có cấu tạo xương bất thường.
 

Sa van hai lá phổ biến ở nữ giới
 

Các triệu chứng thường biểu hiện ở tuổi thiếu niên hoặc từ 20 – 40 tuổi. Người ta cho rằng, khoảng 10 – 15% số phụ nữ trẻ mắc chứng sa van hai lá.
 

Triệu chứng

 
Phần lớn các trường hợp sa van hai lá không có triệu chứng. Các biểu hiện thường gặp bao gồm đánh trống ngực, khó thở và đau nhói ở ngực. Suy tim xuất hiện khi sa van gây hở van nặng, tuy nhiên ít gặp.
 

Các dấu hiệu của chứng sa van hai lá
 

Nghe tim có thể phát hiện được một số dấu hiệu đặc trưng của sa van hai lá như tiếng clic và tiếng thổi tâm thu. Việc chẩn đoán còn phải dựa vào X quang tim phổi, điện tâm đồ và siêu âm tim. Tuy nhiên, đa số trường hợp có thể chẩn đoán được sa van hai lá mà không cần các xét nghiệm cận lâm sàng.
 

Điều trị

 
Sa van hai lá nhìn chung không cần điều trị. Nếu triệu chứng xuất hiện gây khó chịu cho người bệnh, các thuốc chẹn bêta giao cảm có thể làm giảm cảm giác đánh trống ngực và tức ngực. Những người bị sa van hai lá nặng được khuyến cáo không nên tham gia các hoạt động thể lực gắng sức. Nên sử dụng kháng sinh trước các thủ thuật răng miệng hay phẫu thuật để dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Nếu van hai lá hở nhiều có nguy cơ gây suy tim thì cần thiết phải xem xét điều trị phẫu thuật sa van hai lá: sửa van hai lá hoặc thay van hai lá nếu không sửa được.
 

Biến chứng

 
Sa van hai lá rất ít khi gây biến chứng nặng, tuy nhiên có thể gặp nguy cơ huyết khối và rất hiếm là đột tử. Sa van hai lá cũng đi kèm với nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm trùng và các vấn đề khác liên quan với hở van hai lá trong đó có suy tim. Khi có biến chứng thì điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật như đã trình bày ở phần trên.

Bình luận

Bài viết cùng loại

BÀI XEM NHIỀU

Phụ nữ dâm – làm thế nào để nhận biết? Gập bụng trên ghế dốc - Decline Crunch Những lợi ích không ngờ từ quả sa pô chê Top 4 hãng cơ mà nam giới đam mê bida cần biết 8 dấu hiệu chứng tỏ cô ấy không thích bạn Cách làm bột đậu cho người tập thể hình Thủ dâm có làm tăng kích thước dương vật? Cách xác định kích thước cổ tay to hay nhỏ 8 điều cấm kỵ khi tập thể hình Đòi mà nàng không cho thì phải làm sao? 5 động tác chống đẩy tăng sức mạnh cho cơ tay Lịch tập thể hình chuẩn cho nam giới Tại sao phụ nữ thích xem phim người lớn? Nguyên Mạnh 'kêu oan' về pha đánh nguội Dương vật không cương cứng lâu 5 loại nước ép lý tưởng cho người tập gym Vì sao Nguyên Mạnh nhận thẻ đỏ 12 mẫu phụ nữ mà đàn ông nên tránh 4 hãng giày thể thao được ưa chuộng tạo Việt Nam Bữa sáng cho dân tập thể hình Vớt tạ đơn tập cơ ngực, cơ xô - Dumbbell Pullover 3 kiểu quần kaki cực kỳ dễ mặc Hướng dẫn bài tập Bicycle crunch – Gập bụng đạp xe Những điểm hấp dẫn phụ nữ nên cơ thể nam giới Bí quyết chạy bộ nhanh mà không mệt Người bị tiêu chảy nên ăn gì? Bí quyết chinh phục phụ nữ đẹp của đàn ông xấu 5 “khuyết điểm” của đàn ông cuốn hút phụ nữ đến không ngờ Những điều phụ nữ ghét cay ghét đắng ở đàn ông Chế độ dinh dưỡng cho người mới tập thể hình