Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến, là một dạng ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt – một tuyến trong hệ sinh dục nam. Ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm, tuy nhiên, có những trường hợp ung thư di căn. Các tế bào ung thư có thể di căn (lây lan) từ tuyến tiền liệt sang các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết.
Ung thư tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới có độ tuổi khoảng 50. Mặc dù là một loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới, tuy nhiên nhiều người không bao giờ có các triệu chứng, không trải qua điều trị và cuối cùng chết vì các nguyên nhân khác. Lí do là do ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm trong nhiều trường hợp và triệu chứng tự do, những người khi mắc bệnh này đã cao tuổi nên thường chết vì các nguyên nhân không liên quan đến bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ví dụ như tim mạch, viêm phổi hay chết vì già. Thống kê cho thấy khoảng 2/3 các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt là phát triển chậm, 1/3 còn lại phát triển nhanh chóng và di căn.
Sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố di truyền và chế độ ăn uống. Ung thư tuyến tiền liệt có thể được phát hiện từ các triệu chứng, kiểm tra thể chất, xét nghiệm hoặc sinh thiết.. Trường hợp nghi ngờ bị ung thư tuyến tiền liệt được xác định bằng cách lấy sinh thiết tuyến tiền liệt và kiểm tra dưới kính hiển vi. Các kiểm tra sau đó, chẳng hạn như quét CT và chụp cắt lớp xương, có thể được thực hiện để xác định là có di căn hay không.
Nguyên nhân gây ung thư tiền liệt tuyến
Ung thư tiền liệt tuyến là sự phát triển quá mức của các tế bào tiền liệt tuyến thành ung thư. Cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu về nguyên nhân gây nên ung thứ tiền liệt tuyến nhưng vẫn chưa biết được rõ ràng, chỉ biết rằng bướu ác của tuyến tiền liệt, còn được gọi là ung thư, không liên quan gì đến bướu lành của tiền liệt tuyến.
Triệu chứng của ung thư tiền liệt tuyến
Bệnh này có một thời gian tiềm ẩn rất dài, có thể từ 5 – 20 năm không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, diễn tiến rất chậm. Đến khi nào bướu di căn qua các cơ quan khác nó mới gây ra triệu chứng.
Bệnh thường xuất hiện ở nam giới sau tuổi 50. Tỉ lệ mắc bệnh này tăng theo tuổi. Từ 60 – 69 tuooit, tỷ lệ ung thứ tuyến tiền liệt là 30%. Tuef 70 – 79 tuổi là 40%. Từ 80 – 89 tuổi, tỷ lệ là 67%.
Các triệu chứng của giai đoạn này là rói loạn đi tiểu, tiểu khó, tiểu đêm, bí tiểu, mức độ tiểu khó ngày một tăng lên. Ngoài ra triệu chứng gây chền ép, bướu lớn chền ép hai bên niệu quản có thể bị suy thận hoặc có thể gây chèn ép thần kinh, gây đau lưng, đau thần kinh tọa. Khi nó chèn ép vào trực tràng thì có thể gây nên táo bón hoặc đi đại tiện khó.
Cách phòng tránh ung thư tiền liệt tuyến
Theo các chuyên gia thì chế độ ăn ít chất béo được coi là cách duy nhất để làm giảm ung thư tiền liệt tuyến, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả. Test và siêu âm định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Tránh tiếp xúc với các chất hóa học và đặc biệt là không dùng hoocmorn bữa bãi.
Đậu nành và trà là hai loại thực phẩm giúp bảo vệ tuyến tiền liệt. Ngoài ra, hai loại thực phẩm này còn được coi là “khắc tinh” của ung thư vú ở phụ nữ.
Các phương pháp điều trị
Chủ yếu phẫu thuật ở giai đoạn còn khu trú là cắt bỏ u xơ. Cắt bỏ ung thư đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Vì yêu cầu cắt bỏ rộng nên các biến chứng cũng cao hơn là mổ u xơ tiền liệt tuyến, ví dụ phải cắt dây thần kinh chi phối cổ bàng quang, cắt túi tinh làm hỏng úa trình phóng tinh, dễ liệt đương, rò bàng quang ... Nếu cắt bỏ khối u rộng rãi tỷ lệ sống còn sau phẫu thuật lên tới trên 90%, 30 – 70% bị liệt dương, 30% tiểu không tự chủ.
Xạ trị có 2 phương pháp là: xạ trị từ xa (đặc biệt là xạ trị gia tốc với ống chuẩn trực đa lá tạo ra đẩy lùi banahj cũng tương tự như phẫu thuật), xạ trị tại chỗ dùng các nguồn phóng xạ cắm vào tuyến tiền liệt cũng tạo ra được sự đáp ứng như xạ trị từ xa.
Phương pháp điều trị nội tiết tố hiện nay đang được ưa dùng. Đơn giản nhất là cắt ống tinh hoàn, ít tốn kém, làm giảm được 95% nồng độ testosterol trong máu. Ở phương Tây, việc cắt tinh hoàn khó được chấp nhận. Có những phương pháp thay thế như điều trị nội khoa bằng thuốc nội tiết thay thế cho cắt tinh hoàn như sử dụng ostrogen, progesterol để ngăn chặn sản xuất testosterol. Thời gian đáp ứng trung bình là 10 tháng, tuy nhiên có tác dụng phụ như tăng cân, buồn nôn, đổ mồ hôi và chuột rút. Có cách khác ngăn chặn sản xuất testosterol là dùng các thuốc nội tiết tố mới như zoladex, tuy nhiên thuốc còn đắt tiền.