Ung thư tuyến tiền liệt

Người đăng: duyluan.py89    Ngày đăng: 01/01/2016
Theo Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC), ung thư tiền liệt tuyến là 1 trong 10 ung thư thường gặp ở nam giới tại Việt nam (thống kê năm 2008).
 
Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt (ung thư tiền liệt tuyến) là bệnh lý ác tính xuất phát từ các tế bào tuyến bên trong tuyến tiền liệt. Do đó, ở giai đoạn đầu, các tế bào ung thư chỉ phát triển bên trong tuyến. Khi không được điều trị kịp thời, khối bướu sẽ to dần và xâm lấn ra bên ngoài tuyến đến các cấu trúc hoặc cơ quan lân cận như túi tinh, bàng quang và trực tràng. Khi đến giai đoạn trễ, các tế bào ung thư sẽ lan sang các cơ quan khác theo đường máu hoặc theo đường bạch huyết, thuật ngữ y khoa gọi đó là hiện tượng di căn. Ung thư tiền liệt tuyến thường di căn vào xương và hạch, tiếp theo là phổi và gan.

Dấu hiệu và triệu chứng

Ở giai đoạn sớm, ung thư tiền liệt tuyến thường không có triệu chứng. Phần lớn được phát hiện nhờ các biện pháp tầm soát ung thư. Khi ung thư đã tiến triển đến một giai đoạn nhất định, khối bướu đủ lớn và chèn ép hoặc xâm lấn vào niệu đạo, người bệnh mới có các triệu chứng rối loạn đi tiểu như: Tiểu khó (phải rặn mạnh mới tiểu được), tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày, tiểu không hết nước tiểu, tiểu ra máu, thậm chí bí tiểu..
Và một số triệu chứng khác như trong tinh dịch có máu. Trễ hơn nữa, khi đã di căn, bệnh nhân đi khám bệnh vì có hạch trong bụng hoặc trên cổ, vì đau nhức xương, thường ở xương chậu và cột sống.
Tuy nhiên, những triệu chứng kể trên không phải là triệu chứng đặc hiệu của ung thư tiền liệt tuyến. Chúng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý lành tính khác. Nếu phát hiện mình có những triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Tầm soát và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

1. Tầm soát

Ung thư tiền liệt tuyến là một trong số các ung thư có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Và may mắn là các biện pháp tầm soát khá đơn giản, dễ thực hiện cũng như rất hiệu quả. Đối tượng cần được tầm soát ung thư tiền liệt tuyến là: nam giới từ 50 tuổi, tiền sử gia đình có người thân bị ung thư tiền liệt tuyến (cha, anh em).
Biện pháp tầm soát bao gồm:
Khám tổng quát: Bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng quát để tìm ra các triệu chứng rối loạn đi tiểu, hạch, đau trong xương, v.v...
Khám tiền liệt tuyến qua ngã trực tràng (Digital Rectal examination - DRE):  Bác sĩ sẽ sờ trực tiếp mặt sau tiền liệt tuyến để phát hiện các bất thường như: kích thước, thể tích, mật độ, các nhân cứng, sự xâm lấn qua các cấu trúc lân cận, v.v...
Xét nghiệm nồng độ PSA (Prostate specific antigen: kháng nguyên đặc hiệu cho tiền liệt tuyến): PSA là một protein do các tế bào tiền liệt tuyến sản xuất. Xét nghiệm nồng độ PSA trong máu là xét nghiệm máu duy nhất giúp phát hiện sớm ung thư. Ngoài ra, PSA còn là một xét nghiệm rất giá trị trong việc theo dõi sau điều trị. Khi làm xét nghiệm, bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt. Tuy nhiên, nếu đang sử dụng một loại thuốc nào đó, hoặc vừa được làm một xét nghiệm nào đó, bạn cần thông báo cho bác sĩ vì chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Ví dụ, PSA tăng cao trong phì đại tiền liệt tuyến, viêm tiền liệt tuyến, nhiễm trùng tiểu, sau sinh thiết tiền liệt tuyến, v.v... Bác sĩ sẽ dựa vào đó để phân tích kết quả.

 
Ung thư tuyến tiền liệt
 

2. Chẩn đoán xác định

Sinh thiết tiền liệt tuyến: Đây là một thủ thuật tương đối đơn giản, có thể thực hiện sau khi gây tê tại chỗ. Để bảo đảm sinh thiết đúng vị trị có tổn thương, siêu âm được sử dụng như là một phương pháp định vị. Thuật ngữ y khoa gọi là sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm. Khi làm sinh thiết, các bác sĩ niệu khoa phải lấy nhiều mẩu mô ở nhiều vị trí khác nhau để xác định mức độ lan rộng bên trong tuyến. Tất cả những mẩu mô này sẽ được lấy ra và chuyển đến phòng xét nghiệm Giải phẫu bệnh. Tại đây, các bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ xác định có sự hiện diện của tế bào ung thư hay không. Việc sinh thiết tiền liệt tuyến hầu như không gây ra biến chứng nghiêm trọng nhưng vẫn có thể xảy ra một số phản ứng phụ thoáng qua. Sau khi làm sinh thiết, bệnh nhân có thể thấy có máu trong tinh dịch, tiểu ra máu, xuất huyết ở trực tràng, viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh hoàn, tiểu khó, v.v...
Sinh thiết là biện pháp duy nhất và bắt buộc để chẩn đoán xác định ung thư.

3. Chẩn đoán giai đoạn

Sau khi đã chẩn đoán xác định một bệnh nhân mắc ung thư, bước tiếp theo là phải xác định được mức độ nặng nhẹ của căn bệnh. Việc chẩn đoán giai đoạn rất quan trọng và không thể bỏ qua. Ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng, kết quả PSA và giải phẫu bệnh, bác sĩ còn cần thêm một số chẩn đoán hình ảnh để có thể xếp chính xác giai đoạn bệnh.
PSA: nồng độ PSA càng cao thì nguy cơ di căn càng nhiều.
Thang điểm Gleason: bác sĩ giải phẫu bệnh xác định điểm Gleason bằng cách cho điểm từ 3 đến 5 cho hai loại mô phổ biến nhất trong mẩu sinh thiết. Hai điểm này được cộng lại để được điểm Gleason. Điểm Gleason thấp (từ 6 trở xuống) đồng nghĩa với bệnh ung thư tiến triển chậm. Điểm Gleason cao (từ 8 đến 10) là một cảnh báo về khả năng tiến triển của căn bệnh. Song song, bác sĩ giải phẫu bệnh cũng sẽ xem xét thể tích khối bướu chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích tuyến tiền liệt. Nếu bệnh nhân có một khối bướu nhỏ và điểm Gleason thấp, bác sĩ có thể sẽ chọn phương pháp điều trị nhẹ nhàng hơn.
Chụp cắt lớp (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): đây là 2 kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất hữu ích giúp cho bác sĩ thấy rõ tổn thương ở tiền liệt tuyến, sự xâm lấn các cấu trúc hoặc cơ quan chung quanh, và tình trạng di căn hạch, các cơ quan khác nếu có.
Xạ hình xương: giúp phát hiện các di căn vào xương.
Các giai đoạn
Mức độ 1: Mô ung thư trông giống như mô tuyến tiền liệt bình thường.
Mức độ 2 đến 4: Một số tế bào giống như tế bào bình thường, một số khác thì không. Với các đặc trưng khác nhau giữa hai loại.
Mức độ 5: Các tế bào ung thư và các khối phát triển trông rất bất thường.
Vì các ung thư tuyến tiền liệt thường xảy ra ở nhiều khu vực với những mức độ khác nhau, 2 mức độ tiêu biểu sẽ được chọn ở 2 vùng có nhiều tế  bào ung thư nhất. 2 mức độ này được cộng vào với nhau để tạo nên số điểm Gleason từ 2 đến 10.
Một điểm số Gleason dưới 6 cho thấy ung thư ít nghiêm trọng. Một điểm sô từ 7 trở lên được coi là xâm lấn và nhiều khả năng là ung thư sẽ phát triển và lây lan.
khác.

Bình luận

Bài viết cùng loại

BÀI XEM NHIỀU

Phụ nữ dâm – làm thế nào để nhận biết? Gập bụng trên ghế dốc - Decline Crunch Những lợi ích không ngờ từ quả sa pô chê Top 4 hãng cơ mà nam giới đam mê bida cần biết 8 dấu hiệu chứng tỏ cô ấy không thích bạn Cách làm bột đậu cho người tập thể hình Thủ dâm có làm tăng kích thước dương vật? Cách xác định kích thước cổ tay to hay nhỏ 8 điều cấm kỵ khi tập thể hình Đòi mà nàng không cho thì phải làm sao? 5 động tác chống đẩy tăng sức mạnh cho cơ tay Lịch tập thể hình chuẩn cho nam giới Tại sao phụ nữ thích xem phim người lớn? Nguyên Mạnh 'kêu oan' về pha đánh nguội Dương vật không cương cứng lâu 5 loại nước ép lý tưởng cho người tập gym Vì sao Nguyên Mạnh nhận thẻ đỏ 12 mẫu phụ nữ mà đàn ông nên tránh 4 hãng giày thể thao được ưa chuộng tạo Việt Nam Bữa sáng cho dân tập thể hình Vớt tạ đơn tập cơ ngực, cơ xô - Dumbbell Pullover 3 kiểu quần kaki cực kỳ dễ mặc Hướng dẫn bài tập Bicycle crunch – Gập bụng đạp xe Những điểm hấp dẫn phụ nữ nên cơ thể nam giới Bí quyết chạy bộ nhanh mà không mệt Người bị tiêu chảy nên ăn gì? Bí quyết chinh phục phụ nữ đẹp của đàn ông xấu 5 “khuyết điểm” của đàn ông cuốn hút phụ nữ đến không ngờ Những điều phụ nữ ghét cay ghét đắng ở đàn ông Chế độ dinh dưỡng cho người mới tập thể hình