Nhiều bệnh nhân rất “sốc” khi bác sĩ kết luận ung thư dạ dày, bởi họ nghĩ những dấu hiệu đau rát vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu… chỉ là đau dạ dày thông thường, bỏ qua cơ hội “vàng” điều trị.
3/4 bệnh nhân phát hiện giai đoạn muộn
Mỗi năm Việt Nam có trên 15.000 ca mới được chẩn đoán ung thư dạ dày và hơn 11.000 ca tử vong vì bệnh này. Tần suất mắc cao, nhưng theo thống kê tại BV K, có tới 3/4 bệnh nhân bị ung thư dạ dày được phát hiện muộn, chỉ có 15% bệnh nhân sống thêm được 5 năm. Trong khi đó, cùng bị căn bệnh này nhưng ở Nhật Bản, có tới 50% bệnh nhân sống thêm được 5 năm.
Những dấu hiệu ung thư dạ dày không đặc hiệu, giống với các biểu hiện viêm dạ dày thông thường, bệnh nhân lại có tâm lý ngại đi khám, tự điều trị nên việc phát hiện bệnh thường muộn. Theo đó, khi bị ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm, có các biểu hiện khó tiêu, nóng rát vùng thượng vị, ăn không ngon miệng… Còn ở giai đoạn trung bình, người bệnh thấy mệt mỏi, đầy bụng sau khi ăn. Ở giai đoạn muộn, người bệnh có đau bụng, nôn và buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sút cân, xuất huyết tiêu hóa… Để khẳng định, bác sĩ không chỉ khám nội khoa mà phải dựa vào nội soi dạ dày để có thể nhìn thấy tổn thương, lấy mẫu tế bào để sinh thiết tổn thương...
Đang điều trị ung thư dạ dày tại BV K (Hà Nội), anh Nguyễn Văn Hiển (45 tuổi, Việt Trì, Phú Thọ) cho biết, anh bị đau dạ dày cả chục năm nay, cứ thỉnh thoảng lại lên cơn đau cấp, kiêng khem vài ngày, uống vài thang thuốc đông y lại đỡ. Nhưng 3 tháng trước, anh bị đau dữ dội, ăn kiêng, uống thuốc cũng chẳng ăn thua, bị rối loạn tiêu hóa trầm trọng, sút 3kg trong một tháng anh mới vội tới viện khám. “Khi bác sĩ thông báo ung thư dạ dày, cả nhà đều sốc, bởi chỉ nghĩ đau dạ dày mãn tính thông thường”, anh Hiển nói.
Phát hiện sớm, điều trị hiệu quả
Đối với ung thư dạ dày, việc phát hiện sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ở giai đoạn khởi phát sớm người bệnh chỉ cần phẫu thuật hớt niêm mạc, vẫn giữ nguyên được dạ dày và cơ hội khỏi là 99%. Bệnh phát hiện càng muộn, việc điều trị càng khó khăn và cơ hội sống càng ít ỏi. Như ở giai đoạn muộn thì người bệnh vừa phải phẫu thuật, điều trị hóa trị nhưng cũng chỉ nhằm mục đích giảm đau, kéo dài cuộc sống người bệnh. Vì thế, với người bị đau dạ dày, việc đi khám, nội soi dạ dày ngay khi có dấu hiệu đau dạ dày là rất quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư.
Bệnh nhân ung thư cũng nên phối hợp có chọn lọc các thảo dược có tác dụng nâng cao thể trạng, sức đề kháng, miễn dịch và hỗ trợ điều trị ung thư. Như với nghệ vàng, y học cổ truyền đã ghi nhận công dụng của nghệ vàng giúp cơ thể kháng lại rất nhiều chứng bệnh mạn tính, nan y. Thực tế những nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chứng minh hoạt chất chính trong nghệ là Curcumin có tác dụng điều trị hầu hết các bệnh bao gồm ung thư, rối loạn tiêu hóa, thần kinh, tim mạch, da liễu…
Tuy nhiên, để phòng và điều trị ung thư bằng nghệ vàng phải dùng đúng cách mới mang lại hiệu quả. Vì bột nghệ chỉ có 3-10% curcumin, nên với liều 2-3 thìa bột nghệ, tương đương 10g/ngày không thể đạt liều khuyến cáo của các chuyên gia y tế (4-8g curcumin/ngày) để đủ phát huy hiệu quả. Hơn nữa, Curcumin không tan trong nước, chỉ hấp thu 10%, lại bị acid dạ dày phá hủy và chuyển hóa nhanh tại gan nên cuối cùng chỉ 2% curcumin có thể vào máu. Đấy chính là lý do tại sao nhiều bệnh nhân dạ dày uống tới hàng chục kg bột nghệ mà vẫn không thấy cải thiện. Vì vậy, để đạt hiệu quả trị bệnh, người dùng tới 4kg nghệ tươi, uống 1,2 lạng bột nghệ hay 12 viên nang Curcumin 500mg mỗi ngày - điều không tưởng bởi cơ thể không thể đáp ứng nổi.