Cơ bụng khác với các nhóm cơ khác trên cơ thể do vậy quá trình tập cũng khác. Trong trường hợp bạn tập bắp tay trước, bạn thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần lặp và được áp dụng với các động tác khác nhau. Cơ bụng dưới bạn cần phải thực hiện những bài tập nối tiếp nhau.
Trong tập luyện bạn nên nhớ rằng điều rất quan trọng là chất lượng chứ không phải số lượng. Cần phải chắc chắn rằng bạn sử dụng cơ bụng để nâng hoặc hạ chân trong suốt bài tập. Bạn phải có được cảm nhận cơ bụng mình đang hoạt động (căng cứng) trong suốt bài tập.
Kiên trì là một yếu tố hết sức quan trọng, do đó không nên nóng vội tập quá sức với mong muốn đạt được hiệu quả trong thời gian ngắn, nó sẽ làm bạn mau nãn chí hơn.
Nằm thẳng lưng trên sàn, hai tay đặt dưới mông, nâng chân thẳng đứng, hóp bụng lại để phần cơ bụng phát lực trong quá trình thực hiện động tác.
Từ từ hạ chân phải xuống dần nhưng vẫn giữ chân thẳng đồng thời giữ chân trái ở vị trí ban đầu. Gót chân phải gần như chạm sàn thì đưa chân phải về vị trí cũ đồng thời hạ chân trái xuống từ từ. Cứ như vậy mà lặp lại khoảng 15 lần mỗi chân.
Nằm thẳng lưng trên sàn với hai tay đặt dưới mông. Nâng hai chân lên vuông góc với sàn, sau đó gập cẳng chân lại tạo góc 90 độ với đùi, hai đầu gối khép chặt. Hóp bụng để cơ bụng phát lực trong quá trình tập luyện.
Từ từ đễ hạ hai chân xuống, giữ nguyên góc và đầu gối khép chặt, cho tới khi hai bàn chân gần như chạm sàn thì đưa đầu gối về phía ngực đồng thời xiết chặn phần cơ bụng để tạo lực thực hiện động tác này. Lặp lại khoảng 10-15 lần.
Điều quan trọng nằm thẳng lưng, hai tay đặt dưới mông, hai chân phải vuông góc với mặt sàn. Dồn lực ở cơ bụng để hạ chân thật chậm xuống cho tới khi gót chân gần như chạm mặt sàn thì giữ lại vài giây, sau đó đưa chân về vị trí ban đầu. Lặp lại như vậy 12 lần.
Theo Trithuctre