Để thực phẩm vào ngăn đông lạnh để giữ được lâu hơn là cách mọi người thường dùng, tuy nhiên điều đó không đúng với những thực phẩm dưới đây:
Những loại có hàm lượng nước cao sẽ dễ dàng mềm nhũn đi và thay đổi hương vị khi rã đông sau quá trình đông lạnh. Các loại xà lách, dưa chuột, dưa hấu, bắp cải…đều thuộc nhóm này. Một số loại rau quả chứa nhiều nước như cà chua có thể để đông lanh, nhưng chỉ nên dùng để nấu chín sau khi lấy ra .
Việc đông lại và rã đông sẽ phá vỡ kết cấu của pho mát, làm cho chúng trở nên bở, xốp nếu được bảo quản theo cách này.
Hầu như mọi sản phẩm sữa đều không được đông lạnh vì điều này làm sữa bị vón cục dù đã rã đông, khiến bạn khó sử dụng chúng.
Ở nhiệt độ âm, vỏ trứng sẽ bị nứt ra và các vi khuẩn từ bên ngoài có thể xâm nhập vào trong. Trừ khi bạn muốn mở tủ lạnh và thấy một đống trứng nứt toát, còn không thì đừng bỏ trứng vào ngăn đá nhé.
Việc để gia vị đông lạnh không làm kéo dài thời hạn sử dụng như bạn tưởng mà sẽ rút ngắn chúng. Ngoài ra hương vị của gia vị cũng sẽ thay đổi nếu được trữ lạnh. Tỏi, ớt, hành tây sẽ trở nên đáng, cay và khó ăn. Những loại thảo môc khác thì ẩm ướt và mềm nhũn. Nếu thực sự cần giữ những loại gia vị này dài ngày, hãy bỏ chúng ào một chiếc túi ni lông bịt kín trước khi cho vào ngăn lạnh.
Độ giòn của thực phẩm chiên sẽ mất đi sau khi cho vào tủ lạnh. Nếu chiên lại, chúng sẽ ngấm thêm rất nhiều dầu và điều này thì không tốt cho sức khỏe. Do vậy, bạn chỉ nên ăn tới đâu thì chế biến tới đó thôi.
Chúng sẽ bị ẩm, bở và chảy nước, đơn cử là khoai tây, khoai lang….Các tinh thể băng đông lại làm kết cấu của củ khoai bị vỡ ra, khiến chúng mềm nhũn, không dùng được. Nếu chúng chưa được chế biến, bạn chỉ cần để chúng ở nơi khô mát là được.