Mặc dù vậy, nếu không uống nước đúng cách, không chuẩn thời điểm thì vô hình chung, nước sẽ không thể phát huy hết công dụng của nó, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe của bạn.
Uống nước là nhu cầu không thể thiếu của cơ thể (Ảnh: Nguồn Internet)
Uống một thứ gì đó quá nhiều hay quá ít đều không ổn, với nước cũng vậy. Thông thường, mỗi người trưởng thành cần uống trung bình 2 lít nước mỗi ngày. Uống không đủ nước ảnh hưởng đáng kể tới các chức năng của tế bào cũng như hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Biểu hiện dễ thấy ở những người uống ít nước trong thời gian dài là da khô, tóc dễ gãy rụng, mụn nhọt thi nhau mọc, táo bón dai dẳng không dứt, người mệt mỏi, thiếu sức sống…
Trái lại, uống nước quá nhiều một ngày sẽ gây áp lực lên thận, buộc thận phải làm việc với cường độ cao, nghiêm trọng hơn còn khiến bạn rơi vào tình trạng “ngộ độc” nước khi các cân bằng điện giải trong cơ thể bị xáo trộn bởi sự gia tăng hydrat.
Nhưng bạn cần phải uống nước đúng cách (Ảnh: Nguồn Interent)
Lâu nay chúng ta vẫn tin tưởng: nước đun sôi đã diệt trừ được mọi vi khuẩn, hoàn toàn có lợi cho sức khỏe con người. Thế nhưng điều này chỉ đúng khi ta uống đúng cách mà thôi. Nếu uống nước ngay khi vừa mới đun sôi, nước đun sôi để quá 2 ngày hay nước đun đi đun lại nhiều lần chắc chắn sẽ dẫn đến phản tác dụng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm.
Sau một đêm dài nghỉ ngơi, cơ thể bạn cần thiết bổ sung nước hơn bao giờ hết. Uống nước ấm khi vừa ngủ dậy không chỉ cung cấp nước cho các tế bào và mọi cơ quan trong cơ thể mà còn giúp bạn thanh lọc, giải độc cơ thể một cách hiệu quả. Tương tự, trước khi đi ngủ, bạn cũng nên uống một cốc nước ấm để ngăn ngừa nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Ngoài ra, uống 1 cốc nước trước mỗi bữa ăn khoảng nửa tiếng sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn vận hành trơn tru hơn và 1 cốc nước trước khi tắm giúp bạn kiểm soát huyết áp tốt hơn.
Không uống nước đúng thời điểm nói trên đồng nghĩa với việc bạn đang đánh mất đi phần công dụng quan trọng của nước đối với sức khỏe chính mình.
Theo Suckhoedoisong