Mùa hè thời tiết oi bức khiến cơ thể chúng ta cũng bị nhiệt theo. Năm
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi có tính hàn, có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Một bát canh mồng tơi trong bữa ăn khiến bạn cảm thấy sảng khoái và ăn uống ngon lành hơn.nKhông chỉ nấu canh, mồng tơi còn có thể chế biến thành nhiều món ngon khác tùy thuộc vào sở thích của người ăn như: luộc, xào, nấu canh cua, canh trai…
Tuy nhiên, các bà nội trợ khi nấu những món ăn giải nhiệt từ mồng tơi cần phải thật cẩn thận vì rau có tính hàn, cần nấu kĩ hoặc nấu với các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật.
Rau muống
Mùa hè mưa nhiều là khoảng thời gian lí tưởng cho rau muống phát triển hơn các khoảng thời gian khác trong năm. Những người nội trợ nên tăng cường ăn rau muống lúc này vừa có tác dụng giải nhiệt vừa không lo sợ rau nhiễm các chất độc hại do phun thuốc kích thích.
Rau muống có nhiều chất xơ, vitamin C và tốt cho hệ miễn dịch. Nước rau muống có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt.
Có thể chế biến rau muống thành nhiều món như luộc, nấu canh, xào hoặc làm nộm, trộn gỏi đều rất ngon.
Rau ngót
Dùng rau ngót giải nhiệt ngày hè là lựa chọn của nhiều gia đình. Rau ngót cũng là loại rau có vị ngọt tính hàn, khi nấu chín sẽ bớt lạnh, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ huyết, sát khuẩn, tiêu viêm….
Rau dền
Theo Đông y, rau dền có tác dụng giải nhiệt, lọc máu, lợi tiểu, an thần. Rau dền có thể luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Có 2 loại dền xanh và dền tía, có vị ngọt, thơm, tính mát.
Mướp
Theo Đông y, quả mướp có vị ngọt, tính mát có công dụng thanh nhiệt, giải độc… Có thể nấu món canh mướp, mùng tơi với cua đồng hoặc tôm khô ăn kèm với quả cà pháo muối giòn, đây là món ăn ưa thích của nhiều gia đình trong ngày hè oi ả. Quả mướp cũng có thể dùng để chế biến thành các món xào.
Những loại rau trên vừa có tác dụng thanh nhiệt vừa có thể tránh được các loại chất độc hại trong các loại rau trái mùa do dùng hóa chất để kích thích rau phát triển.