1/ Giữ chân sạch sẽ
Bạn nên rửa chân một cách cẩn thận bằng việc sử dụng xà phòng khử trùng và rửa kỹ các kẽ ngón chân. Bạn có thể rửa chân bằng nước trà, chất tanin có trong trà sẽ giúp khử mùi hôi chân. Lau khô thật chân sau khi rửa. Thường xuyên thay tất và dùng chất liệu vải bông để có thể thấm hút mồ hôi tốt. Không nên đi các loại giày kín như giày thể thao, giày leo núi trong thời gian dài để tránh ra quá nhiều mồ hôi chân.
2/ Thói quen hàng ngày
Ngâm chân trong chậu nước nóng từ 50 đến 60 độ, mỗi lần 15 phút, làm mỗi ngày 1 – 2 lần. Bạn có thêm 50g phèn chua vào nước nóng, ngâm chân trong khoảng 10 phút, mùi hôi cũng sẽ lập tức bị “trừ khử”. Ngoài ra hãy dùng xơ mướp ép khô để làm tấm lót giày, bạn sẽ tống khứ được mùi do mồ hôi chân gây ra.
3/ Ăn uống lành mạnh
Những loại thực phẩm như hành sống, ớt cay, tỏi sống, cà ri, thịt đỏ,… sẽ tăng thêm tình trạng hôi chân. Bởi các loại thức ăn này khi tiêu hóa sẽ sản xuất ra khí lưu huỳnh được hấp thụ vào máu và thoát ra ngoài thông qua phổi và lỗ chân lông. Ngoài ra, thịt đỏ mất nhiều thời gian để tiến hành tiêu hóa. Khi thức ăn lâu tiêu, chất độc sẽ có mùi hôi được phát ra và chính là nguyên nhân gây ra mồ hôi có mùi khó chịu.
Tích cực sử dụng rau, trái cây trong khẩu phần ăn và uống nhiều nước để cơ thể có thể thanh lọc và giải phóng bớt độc tố
4/ Dùng chất khử mùi hôi chân
Bạn nên tìm các chất khử mùi có thể được làm giảm và ngăn ngừa vi khuẩn gây mùi. Các sản phẩm có hương thơm thường không thể làm giảm mùi hôi chân mà còn làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Tránh xa những loại tất có chất liệu là nylons thô. Có thể dùng gel khử mùi để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn hoặc bạn cũng có thể sử dụng bột dermatophyte để ngăn chặn.
5/ “Khử trùng” cho giày và tất
Làm sạch cả bên trong lẫn bên ngoài giày bằng cách sử dụng chất tẩy rửa và thuốc tẩy. Rắc bột soda vào bên trong giày, giữ qua đêm và lắc đều giày trước khi đi. Hàng ngày bạn nên xịt giày với chất khử mùi hoặc chất tẩy rửa được dùng cho chân. Tháo bỏ lót giày và đạt chúng khô ráo trong vòng 24 giờ sau một ngày đổ mồ hôi nhiều hoặc đôi giày của bạn không may bị ướt. Khi thấy lót giày có mùi hôi không thể khắc phục thì nên bỏ đi và thay bằng lót khác. Phơi giày, tất dưới ánh nắng và dùng nước nóng để giặt tất.
6/ Điều trị bằng Đông y
Khi căn bệnh trở nên không thể kiểm soát và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì đã đến lúc phải dùng những bài thuốc “nặng đô” hơn để diệt trừ mùi hôi chân. Đối với chân bị lở loét, nặng mùi, hãy lấy một trong những loại cây sau: khô phàn, ngũ bội tử, hoàng bách, ô tặc cốt, sau đó xay nhỏ. Sau khi rửa sạch chân, hãy rắc loại bột này vào chỗ lở loét.
Còn chân bị mụn nước và hôi thối thì lấy khổ sâm, rau sam, bạch tiên bì, xa tiền thảo, mỗi loại 30g; cây thương truật và hoàng bách mỗi loại 15g, sau đó nấu lên để rửa chân 1 – 2 lần mỗi ngày. Những loại thuốc đông y này rất tốt đối với chân bị mụn nước và vi khuẩn lây nhiễm.
Khi chân bị mòn gót hoặc nứt nẻ gót chân, bạn lấy một trong các vị sau: bạch phụng tiên hoa 30g, hoa tiêu 15g, tạo giác 30g, cho vào 250g giấm và ngâm chân trong vòng 1 ngày. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn lấy ra ngâm bàn chân khoảng 20 phút, liên tục điều trị trong vòng 7 ngày. Bạn nhớ dùng khăn lau chân và chậu rửa riêng để tránh lây nhiễm cho người khác.
Thanh Hải
Nguồn: elleman.vn