Theo sách y học cổ truyền thì tác dụng của cây ngải cứu vô cùng rộng rãi, là một cây thuốc nam thân thiện với sức khỏe. Ngải cứu mọc hoang dã ở các vùng quê Việt Nam, nhiều người dùng nó để chế biến món ăn hàng ngày.
Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của nhiều phái đẹp. Với bài thuốc điều kinh từ ngải cứu, các chị em giải quyết đi phần nào nỗi lo đau bụng kinh, trễ kinh hoặc kỳ kinh kéo dài.
Ngoài ra, thai phụ đang trong quá trình nghén, nếu thấy xuất hiện triệu chứng đau bụng, ra máu hãy sắc nước ngải cứu dùng, nó có tác dụng an thai mà vẫn an toàn cho bé.
Nước ngãi cứu. (Ảnh: afamilycdn)
Dùng lá ngải cứu tươi đem giã nát, thêm vào đó 1/3 muỗng cà phê muối. Sau đó vo lại đắp lên vết thương đang chảy máu. Ngải cứu có tác dụng hiệu quả trong việc cầm máu nhanh, giảm đau nhức vết thương.
Bên cạnh đó, ngải cứu có thể trị mẩn ngứa bằng cách bôi nước ngải lên vùng da đang dị ứng. Hơn thế nữa, lá ngải cứu rất tốt trong việc làm dẹp. Bạn có thể giã nát và đắp lên mặt trong vòng 15 – 20 phút rồi rửa sạch, nó giúp bạn đánh bay mụn cho làn da khỏe mạnh.
Khi bị đau thần kinh tọa, mỏi xương khớp hay đau đầu và hoa mắt, bạn hãy lấy 300g lá ngải cứu đem giã nát, cho vào 2 muỗng mật ong. Vắt lấy nước uống liên tục trong 2 tuần vào buổi trưa và chiều.
Giã nát ngải cứu làm thuốc trị bệnh. (Ảnh: cooky)
Lá ngải cứu đem cắt nhỏ đánh tan cùng trứng gà, thêm vào tí hạt nêm và các gia vị khác cho vừa khẩu vị. Sau đó đem chiên đến khi chín vàng và dùng với cơm hoặc ăn không đều được. Nó giúp bạn bổ máu và lưu thông máu.
Đối với ho khan, cảm cúm và viêm họng có 2 cách để trị bằng ngải cứu:
Dùng lá ngải cứu chế biến thức ăn. (Ảnh: lasen)
Lưu ý: tuy ngải cứu có tác dụng tuyệt với cho sức khỏe nhưng do có thuộc tinh độc tư nhiên nên không lạm dụng quá nhiều sẽ dễ gây ra ngộ độc.
Hoài Ngân