Castleman hay còn gọi là tăng sản hạch bạch huyết khổng lồ hay lympho bào, bệnh ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết và cấu trúc tế bào miễn dịch khác. Nó liên quan đến quá trình phát triển quá mức của tế bào bạch huyết, tương tự như bệnh ung thư bạch huyết (lymphoma).
Tuy nhiên, tăng sản hạch bạch huyết không được xem là một bệnh ung thư và rất hiếm gặp, nhưng nó gắn liền với nguy cơ cao hơn một loại ung thư còn được biết là ung thư hạch.
Hạch bạch huyết. (Ảnh: gocmeovat)
Bệnh phân thành 2 loại cơ bản, ảnh hưởng đến bất kỳ ai.
Tăng sản hạch bạch huyết khu trú: chỉ ảnh hưởng đến một hạch bạch huyết dưới hình thức cục bộ. Nhiều người mắc bệnh tăng sản hạch bạch huyết khu trú nhưng không thấy triệu chứng bệnh diễn ra, thường nằm ở ngực hoặc bụng. Độ tuổi trung bình thường mắc bệnh là khoảng 30 – 40. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:
Tăng sản hạch bạch huyết đa cơ quan: độ tuổi trung bình mắc bệnh khoảng 50 – 60, bệnh thường phát triển kèm theo các triệu chứng như
Hiện nay vẫn chưa rõ những gì gây ra bệnh tăng sản hạch bạch huyết. Herpesvirus 8 (HHV-8) gọi là nhiễm trùng do vi rút có liên kết bệnh với tăng sản hạch bạch huyết. Do đó, các bác sĩ nghi ngờ nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bệnh, đặc biệt là tăng sản hạch bạch huyết đa cơ quan. Những người dương tính với HIV có nhiều khả năng mắc bệnh.
Xét nghiệm HIV. (Ảnh: genkcdn)
Bệnh tăng sản hạch bạch huyết khu trú có thể làm tăng nguy cơ bệnh ung thư hạch, sẽ an toàn cho người bệnh nếu các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng được gỡ bỏ.
Bệnh tăng sản hạch bạch huyết đa cơ quan nghiêm trọng hơn và thường đe dọa đến tính mạng. Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng nghiêm trọng, suy nhiều cơ quan hoặc ung thư (ung thư hạch, sarcoma Kaposi) thường xảy ra tử vong cao. Ngoài ra, khi xuất hiện HIV/AIDS sẽ làm bệnh có xu hướng trầm trọng hơn.
Điều trị bệnh tăng sản hạch bạch huyết khu trú dường như có luôn luôn bằng phẩu thuật, có thể loại bỏ hạch bạch huyết và khỏi bệnh. Nếu phẫu thuật cắt bỏ khó khăn, có thể được thu nhỏ lại hoặc xạ trị là một các hiệu quả.
Đối với tăng sản hạch bạch huyết đa cơ quan sẽ điều trị khó hơn, không có triệu chứng đặc hiệu và thuyên giảm tự nhiên. Phẫu thuật không phải là cách tốt nhất để loại bỏ hạch bạch huyết bị bệnh. Bênh cạnh đó, sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị có mức độ thành công khác nhau.
Do đó, bạn nên có thoái quen đi khám bệnh định kỳ để có thể phát hiện kịp thời. Nếu mắc bệnh, hãy tích cực kiên trì điều trị bệnh, không nên mệt mỏi và chán nản.
Các vùng hạch bạch huyết xuất hiện. (Ảnh: google)
Hoài Ngân