Có thể nói, vấn đề lớn nhất liên quan đến tình dục của người đàn ông khi mắc phải căn bệnh tiểu đường đó chính là khả năng cương cứng của “cậu nhỏ”. Lý do đó là vì, “cậu nhỏ” cương được là do các mạch máu thúc đẩy cơ căng lên, khi mắc bệnh cũng đồng nghĩa rằng hệ thống mạch máu đã bị hư hại, làm giảm lưu lượng máu trên tổng thể. Trong trường hợp các mạch máu không hoạt động đúng hoặc bị nghẽn, sẽ không có đủ máu đi vào “cậu nhỏ” để cương.
Ngoài ra, chức năng của thần kinh cũng “góp một tay” trong vấn đề hệ trọng này. Khi não bộ không thể giao tiếp đúng cách với các dây thần kinh trong cơ quan sinh dục, nó cũng sẽ không đủ khả năng để dẫn máu đến đó, từ đó làm suy giảm khả năng cương cứng của dương vật. Đồng thời, thậm chí nếu có thể thì khả năng giữ được sự cương cứng đó cũng sẽ bị ảnh hưởng, vì muốn giữ được lâu thì não cần phải có sự giao tiếp với các dây thần kinh để giữ máu. Ngoài ra, nếu bạn đã lớn tuổi mà còn mắc thêm bệnh tiểu đường nữa thì khả năng cương sẽ còn suy giảm thêm nhiều lần.
Tuy nhiên, điều may mắn là vấn đề này có thể được chữa trị. Trong lúc đó, cả nam giới cũng như bạn đời của họ nên biết cách chấp nhận căn bệnh rối loạn chức năng tình dục ở nam giới. Ở đàn ông, việc chữa trị chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả. Bạn có thể sử dụng một vài loại thuốc dưới sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ như PDE5, Viagra hoặc Cialis giúp cải thiện lưu lượng máu; uống thuốc hoặc tiêm các loại thuốc do bác sĩ gợi ý,…
Bệnh tiểu đường không hề dễ chịu với những ai mắc phải nó (Nguồn: pexels)
Chính vì sự cương cứng không hoàn hảo khi mắc bệnh tiểu đường, cơn cực khoái – phần thưởng của một cuộc quan hệ, cũng sẽ trở thành một mục tiêu khá xa vời. Nói chung, khi mắc bệnh và có những biến chứng tiểu đường nhưng vẫn muốn quan hệ, bạn luôn nên để bác sĩ thăm khám và chữa trị để giải quyết ngay vấn đề.
>> 8 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường
>> Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường
Nguồn: Hellobacsi