Ẩn họa khó lường khi ăn gỏi cá

Người đăng: Quản trị viên    Ngày đăng: 26/10/2016
Gỏi cá được người Việt ưa chuộng trong những năm gần đây. Thường được dùng phổ biến nhưng ít ai biết những mối nguy rình rập sau những lát cá.

Sướng miệng hại thân

Ảnh hưởng từ cách ăn thịt sống của người Nhật và Hàn Quốc, thịt cá sống nhúng qua nước chanh cuộn với bánh đa và một số loại rau, chấm với mù tạt. Do gỏi cá được kết hợp hài hòa từ nhiều loại gia vị khác nhau nên tạo cảm giác không ngán như các món ăn chín.

Theo kết quả khảo sát của cơ quan hữu trách tại những vùng Nam Định, Ninh Bình cho thấy, người dân nơi đây thường xuyên ăn gỏi cá và có đến 40% dân trong vùng bị sán gan. Dù cho một đầu bếp có chuyên nghiệp và cẩn trọng đến mấy cũng khó tránh khỏi nguy cơ nhiễm ký sinh trùng giun, sán và các loại vi khuẩn từ rau sống, dao thớt. Nếu không đảm bảo được vệ sinh có thể dẫn đến tiêu chãy hay ngộ độc thực phẩm, nặng hơn phải nhập viên điều trị. Do đó mọi người không nên xem nhẹ vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian mưa bão này, dễ ảnh hưởng tới sức khỏe và bùng phát thành dịch.

an-hoa-kho-luong-khi-an-goi-ca-1

Gỏi cá trích. (Ảnh: thanhnien)

Tác hại rình rập

Các loại thủy sản như: cá, tôm, sò, mực… khi ăn sống rất dễ nhiễm ký sinh trùng. Con người ăn gỏi cá vào tới bộ phận tiêu hóa, ấu trùng chui sâu vào thịt cá theo đó vào dạ dày nở thành giun sán bắt đầu gây họa. Một số loài có thể gây chết người và có khoàng 50 loại giun sán ký sinh khác nhau.

Sán lá gan (clonorchiasis) xuất hiện nhiều trong các loại cá nước ngọt như cá rô phi, cá chép… Khi chúng tấn công làm rối loạn tiêu hóa và đỉnh cao của mối nguy là gây xơ gan, cổ trướng. Loài sán này có thể sống ký sinh tới vài chục năm.

Giun đầu gai (gnathostoma) cũng khá phổ biến ở tôm, cua, lươn, ếch… Khi vào đến hệ tiêu hóa, giun này tung tăng đi dưới da, vào mắt, vào gan và tủy sống. Nếu chúng di cư tới não là xem như hết thuốc. Chúng là loại giun tùy nơi cư trú, ở đâu phá đó. Hiện tại giới khoa học đang khốn đốn với tên ăn bám này, diệt thì dễ nhưng điểm mặt đầy đủ không dễ chút nào.

an-hoa-kho-luong-khi-an-goi-ca-2

Gỏi cá mai. (Ảnh: sunvicamap)

Theo một nghiên cứu về tình trạng nhiễm ký sinh trùng ở 5 loài cá: rô phi, mè, chép, trắm và trôi có kết quả tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá ở người tại Hà Nội 2%, Hòa Bình 3.2%, Nam Định 10%. Ngoài ra, các loại gia vị như giấm, riềng, lá mơ mặc dù được rửa sạch hay ngâm muối vẫn có ấu trùng sán lá gan còn sống đến 95%.

Các bệnh giun sán từ gỏi cá khi vào cơ thể gậy hại rất nghiêm trọng, ví dụ như: xuất hiện khối u trên cơ thể, nguy cơ ung thư gan, làm thiếu chất, thậm chí bị nhiễm độc thần kinh.

Hoài Ngân

Bình luận

Chủ đề cùng loại

BÀI XEM NHIỀU

Phụ nữ dâm – làm thế nào để nhận biết? Gập bụng trên ghế dốc - Decline Crunch Những lợi ích không ngờ từ quả sa pô chê Top 4 hãng cơ mà nam giới đam mê bida cần biết 8 dấu hiệu chứng tỏ cô ấy không thích bạn Cách làm bột đậu cho người tập thể hình Thủ dâm có làm tăng kích thước dương vật? Cách xác định kích thước cổ tay to hay nhỏ 8 điều cấm kỵ khi tập thể hình Đòi mà nàng không cho thì phải làm sao? Lịch tập thể hình chuẩn cho nam giới 5 động tác chống đẩy tăng sức mạnh cho cơ tay Tại sao phụ nữ thích xem phim người lớn? Nguyên Mạnh 'kêu oan' về pha đánh nguội Dương vật không cương cứng lâu Vì sao Nguyên Mạnh nhận thẻ đỏ 5 loại nước ép lý tưởng cho người tập gym 12 mẫu phụ nữ mà đàn ông nên tránh 4 hãng giày thể thao được ưa chuộng tạo Việt Nam Bữa sáng cho dân tập thể hình Vớt tạ đơn tập cơ ngực, cơ xô - Dumbbell Pullover 3 kiểu quần kaki cực kỳ dễ mặc Những điểm hấp dẫn phụ nữ nên cơ thể nam giới Bí quyết chạy bộ nhanh mà không mệt Hướng dẫn bài tập Bicycle crunch – Gập bụng đạp xe Người bị tiêu chảy nên ăn gì? 5 “khuyết điểm” của đàn ông cuốn hút phụ nữ đến không ngờ Bí quyết chinh phục phụ nữ đẹp của đàn ông xấu Những điều phụ nữ ghét cay ghét đắng ở đàn ông Chế độ dinh dưỡng cho người mới tập thể hình