Nguyên nhân chấn thương khi tập thể hình
Người đăng: Quản trị viên Ngày đăng: 14/07/2016
Nín thở, tập sai kỹ thuật, tập quá nặng,... là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn dễ dàng gặp phải chấn thương khi tập gym nhiều nhất.
Việc chấn thương khi tập luyện dường như trở thành một quý luật "bất di bất dịch" cho bất cứ gymer nào. Muốn tiến đến thành công, việc trật khớp, đau nhức khớp cơ trở thành một lẽ thường ngày. Tuy nhiên, có một vài trường hợp chấn thương thường gặp ở những người mới tập. Do chưa quen với cường độ tập, cộng với tính háo thắng, mong đạt kết quả sớm mà có những trường hợp không may mắn đã chuốc họa vào thân.
Chấn thương trong khi tập luyện có thể thường xuyên xảy ra (ảnh: Internet)
Bài viết sau nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho bạn tập, nhất là đối với những bạn mới tập. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là lý thuyết, vì dĩ nhiên, chấn thương khi tập luyện vẫn sẽ xảy ra, chỉ tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của chấn thương mà thôi. Mong rằng thông qua bài viết này, người tập sẽ có những biện pháp phòng tránh cho bản thân, nhằm tránh trường hợp xảy ra những tai nạn đáng tiếc cho bản thân.
1. Chấn thương do tập sai kỹ thuật
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc chấn thương trong tập luyện đến từ việc tập sai kỹ thuật. Điều này có thể dẫn đến việc tổn thương các cơ, dây chằng.
2. Chấn thương do tập với mức tạ quá nặng
Một nguyên nhân phổ biến khác đến từ việc người tập không tập với mức tạ phù hợp với sức mình. Điều này dễ dàng khiến bạn gặp những chấn thương liên quan đến cẳng tay, cột sóng và khớp vai. Hơn nữa, việc bạn tập nặng hơn so với giới hạn của bản thân hoàn toàn không hữu ích gì, thay vào đó chỉ nhanh chóng làm mỏi các cơ của bạn, giảm hiệu quả tập luyện.
Việc tập với mức tạ nặng thường dành cho những vận động viên chuyên nghiệp (ảnh: Internet)
3. Không khởi động kỹ trước khi tập
Bấy kì môn thể thao nào cũng vậy. Huấn luyện viên đều yêu cầu bạn hãy khởi động cho thật kỹ, cho cơ thể bạn thật nóng và "giãn gân giãn cốt" nhằm hạn chế chấn thương trong quá trình tập luyện. Việc khởi động góp phần giúp cho máu lưu thông khắp cơ thể bạn đều đặn, làm nóng các cơ.
4. "Ăn gian" kỹ thuật
Đối với những người mới tập, việc bạn tập nhanh, đốt cháy giai đoạn nhưng lại sai động tác, kỹ thuật chắc giúp cho bạn có tiến triển gì hơn. Điều đó chỉ làm cho bạn dễ gặp chấn thương và không khác gì bạn tự biến mình thành trò cười cho cả phòng tập khi cố gắng thể hiện sức mạnh của mình.
5. Tập một nhóm cơ cho đến khi "rã rời"
Tập một nhóm cơ cho đến khi rã rời thật sự chỉ khi bạn đã quen với cường độ tập luyện nặng
(ảnh: Internet)
Điều này thường xả ra đối với chế độ Superset. Tập trung vào 1 nhóm cơ, hoặc 1 cơ cho đến khi không còn sức, và tập với cường độ liên tục, không có thời gian nghỉ. Đối với người mới tập, đây là một quyết định hoàn toàn ngu ngốc, vì lúc này, toàn bộ cơ thể còn chưa thích nghi được, huống hồ gì là chỉ một nhóm cơ. Điều này khiến cho bạn dễ dàng gặp phải chứng Tenonitis (viêm cơ) và các chấn thương khác.
6. Phớt lờ lời khuyên của chuyên gia
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng tỉ lệ chấn thương xảy ra trong quá trình luyện tập. Đối với những người có tiền sử bệnh liên quan đến các xương, khớp, việc tuân theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên lại càng phải được thực hiện nghiêm ngặt, nhất là ở những ngày đầu tiên.
7. Hơi thở không đều
Hơi thở không đều sẽ làm tăng lượng huyết áp trong cơ thể bạn (ảnh: Internet)
Khi nâng tạ, huyết áp trong cơ thể bạn sẽ tạm thời gia tăng, và việc nín thở sẽ càng khiến cho huyết áp dâng cao hơn. Dẫu có nhiều tranh cãi về việc này, nhưng lời khuyên chân thành nhất là nên giữ cho hơi thở của bạn đều đặn. Việc nín thở sẽ khiến cho bạn cảm thấy chóng mặt, đau đầu ù tai và bất tỉnh sau khi tập.
Vĩ Quang (Dịch từ Bodybuilding.com)
Bài viết cùng loại