Dấu hiệu nhận biết đái tháo đường
Người đăng: duyluan.py89 Ngày đăng: 01/01/2016
Đái tháo đường có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như suy thận, mù lòa, nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Tham khảo và lưu ý một số điểm sau đây để nhận biết được nguy cơ bệnh đái tháo đường.
- Khát nước và đi tiểu thường xuyên. Khi lượng đường dư thừa tích tụ trong máu, theo áp lực, chất lỏng sẽ bị kéo ra từ các mô. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh nhân luôn cảm thấy khát nước. Vì thế, bệnh nhân phải uống nước nhiều hơn, nhưng đồng thời cũng đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Đói thường xuyên. Nếu không có đủ insulin để vận chuyển đường vào các tế bào của cơ thể thì cơ bắp và các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng. Cơ thể sẽ phản ứng lại với tình trạng này thông qua các cơn đói dữ dội.
- Giảm cân. Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm cơn đói, nhưng trọng lượng cơ thể vẫn bị sụt giảm. Nguyên nhân là vì không có khả năng sử dụng glucose được cung cấp từ bên ngoài nên cơ thể buộc phải sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong các cơ và chất béo. Vì thế, cơ thể người bệnh sẽ ngày càng sút cân và gầy đi.
- Mệt mỏi. Do thiếu insulin, nên gluocose không được vận chuyển vào trong tế bào dẫn đến đường huyết tăng đồng thời dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng tế bào khiến cho cơ thể lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi
- Thường xuyên mắc các bệnh lở loét, nhiễm trùng. Bệnh đái tháo đường type 2 ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều trị lành và chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Nguyên nhân chính là do lượng đường trong máu luôn ở mức cao, đã tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Có những bệnh nhân Đái tháo đường bị bệnh lý bàn chân, chân bị nhiễm trùng nhưng không thể điều trị khỏi, cuối cùng bác sĩ phải chỉ định cắt đi phần chân bị nhiễm trùng.
Trên đây là một số biểu hiện của bệnh đái tháo đường. Căn bệnh này đang ngày càng phổ biến và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trên thị trường hiện nay, đã xuất hiện nhiều loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường, nhưng không một loại thuốc nào có khả năng điều trị khỏi bệnh mà chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng cho bệnh nhân. Vì thế, bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc hàng ngày đến cuối đời. Tuy nhiên, các loại thuốc tân dược hiện nay ngoài tác dụng điều trị còn mang đến rất nhiều tác dụng không mong muốn khác mà bệnh nhân bắt buộc phải chịu. Thiết nghĩ, đây cũng là một vấn đề đau đầu của các nhà khoa học dược trên thế giới.
Tuy nhiên, gần đây có một tin vui mới cho các bệnh nhân đái tháo đường đó là trong một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học Việt Nam tại Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển về cây Giảo cổ lam Việt Nam đã tìm thấy một hoạt chất mới đặt tên là phanosid. Chất này có tác dụng hạ đường huyết mạnh đồng thời kích thích tụy tăng tiết Insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin. Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất glibenclamide – thuốc chữa bệnh tiểu đường thông dụng.
Chủ đề cùng loại