Bệnh tiểu đường type 1 hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trẻ. Trong bệnh tiểu đường type 1, là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa dẫn tới làm tăng đường huyết và tiểu ra đường.
Gen gây bệnh tiểu đường type 1 có nhiễm sắc thể (AND) số 11 giống nhau (nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tuỵ tiết ra insulin.
Bệnh tiểu đường type 1 là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tuỵ bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho cơ quan này không còn khả năng sản xuất insulin nữa. Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu đường type 1, bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Trong bệnh lý miễn dịch, cũng như ở bệnh nhân tiểu đường type 1, hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể trực tiếp chống lại chính mô của người bệnh.
Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết rỏ. Gen, vi rút, và tự kháng thể có thể đóng vai trò gây ra bệnh tiểu đường type 1.
Bệnh tiểu đường type 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi. Tuy nhiên ở bệnh nhân trẻ còn có dạng tiểu đường do cơ hội. Tiểu đường type 1 chiếm khoảng 10%.
- Khát nước
- Tiểu thường xuyên
- Cảm thấy rất đói hoặc mệt mỏi
- Giảm trọng lượng mặc dù ăn ngon miệng
- Vết thương lành chậm
- Khô da, ngứa da
- Mất cảm giác ở bàn chân hoặc cảm giác châm chích
- Giảm thị lực.
- Buồn nôn, ói mửa.
Không giống như bệnh tiểu đường type 2, bệnh tiểu đường type 1 thường xảy ra phổ biến ở trẻ em do cơ thể phụ thuộc vào insulin dẫn tới khó khăn trong quá trình điều trị. Nếu không điều trị tốt bệnh tiểu đường có thể gây ra một số biến chứng hết sức nguy hiểm như gây hạ đường huyết, nhiễm ketone máu dẫn tới trạng thái hôn mê nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy để đối phó với loại tiểu đường này cần phải có 2 hướng điều trị : Điều trị trước mắt và điều trị lâu dài.
Giải pháp trước mắt nếu bệnh nhân tiểu đường type 1 gặp phải biến chứng nhiễm cetone acid và đường huyết tăng cao thì cần phải trị nhiễm cetone acid.
Khi không có đủ insulin để đưa glucose vào tế bào, glucose có thể tăng cao trong máu. Khi đó, cơ thể tìm các hình thức khác để tạo năng lượng và sử dụng chất béo như là một nguồn nhiên liệu. Mỡ sẽ bị phân hủy để tạo năng lượng và quá trình này sẽ tạo ra nhiều acetone acid , ketone tăng trong máu và nước tiểu. Gây ra nhiễm cetone acid (ketoacidosis.)
Bệnh nhân tiểu đường type 1 nên biết cách:
Insulin làm giảm lượng đường trong máu bằng cách đưa glucose vào trong các tế bào. Tất cả mọi ngườiđều có nhu cầu insulin. Bệnh nhân tiểu đường type 1 không thể sản xuất đủ insulin. Họ được tiêm insulin mỗi ngày.
Insulin thường được tiêm chích dưới da. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng một bơm insulin liên tục. Ngày nay,Insulin đã có dạng sử dung bằng đường hít.
Loại Insulin và số lần tiêm trong ngày phải do Bác sỹ chỉ định dựa váo mức đường huyết của bệnh nhân.
Bệnh nhân Đái tháo đường cần phải biết cách tự điều chỉnh liều insulin trong các tình huống sau đây:
Phải có chế độ ăn phù hợp cho từng bênh nhân dựa vào tuổi, hoạt động thể lực….
Tham khảo phần chế độ ăn dành cho bệnh nhân Đái tháo đường
- Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Những bệnh nhân Đái tháo đường type 1 phải thận trọng trước khi, trong khi, và sau khi hoạt động thể lực hay tập thể dục.
- Luôn kiểm tra với bác sĩ của mình trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện mới.
- Chọn một hoạt động thể lực thích hợp.
- Tập thể dục mỗi ngày và vào cùng một thời gian trong ngày, nếu có thể.
- Theo dõi glucose trong máu ở nhà trước và sau khi tập thể dục.
- Mang theo thức ăn có chứa carbohydrate trong trường hợp đường huyết quá thấp trong hoặc sau khi tập thể dục.
- Uống nhiều nước không chứa đường trước khi, trong khi, và sau khi tập thể dục.
- Khi bạn thay đổi cường độ hoặc thời gian tập thể dục của bạn, bạn có thể cần phải sửa đổi chế độ ăn uống của bạn hay thuốc để giữ mức glucose trong máu của bạn trong một phạm vi thích hợp.