Thực chất tăng cân không hề khó, việc này đơn giản hơn giảm cân rất nhiều. Nhưng bạn cần lưu ý không phải cứ ăn nhiều sẽ tăng cân, cơ thể chúng ta cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các nhóm dinh dưỡng.
Dù là ăn uống các loại thực phẩm nào nhưng có một nguyên tắc duy nhất là bạn phải ăn uống đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm,năng lượng mỗi ngày, chất béo, nước, muối khoáng và các vitamin.
Trong đó, chất đạm động vật chiếm khoảng 25-30%, chất béo nguồn gốc thực vật là 30%, còn chất béo động vật chiếm 70% so với tổng số chất béo.
Ngoài ăn cơm, cần ăn thêm các loại trái cây và uống thêm sữa béo, đồng thời ăn thêm bữa phụ. Ăn uống còn cần chú ý thời gian biểu cho nghỉ ngơi và làm việc một cách hợp lý, tham gia các môn tập thể thao phù hợp giúp cơ bắp phát triển.
Bạn phải ăn uống đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm,năng lượng mỗi ngày
Trường hợp bạn ăn uống tốt và đã tuân theo các nguyên tắc cung cấp đủ chất dinh dưỡng nhưng không béo được là do cơ địa, có thể do chuyển hoá cơ bản tăng. Nếu xét về khía cạnh dinh dưỡng thì người tăng cân là do ăn không đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu cần thiết cho cơ thể.
Mức năng lượng tiêu hao nhiều hơn mức năng lượng ăn vào. Nếu một người lao động nặng, hoạt động nhiều thì nhu cầu năng lượng ăn vào nhiều hơn so với người lao động nhẹ, ít hoạt động.
Mức năng lượng tiêu hao nhiều hơn mức năng lượng ăn vào
Nếu đã thực hiện như trên một thời gian không tăng cân thì bạn nên đi khám tổng quát có thể cần đo chuyển hoá cơ bản để tìm nguyên nhân.Vì vậy khi cơ thể bị gầy dù đã được duy trì một chế độ ăn khoa học, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn, điều trị của bác sĩ.
Trong tây y, bác sĩ sẽ giúp bạn bổ sung các vitamin, khoáng chất dưới dạng viên tổng hợp, axit amin. Còn trong đông y cũng có rất nhiều vị thuốc tốt, như mạch nha, hạt đậu trắng nảy mầm, sơn tra (táo mèo phơi khô), thần khúc,… Chúng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng một cách toàn vẹn nhất cải thiện tăng cân
Bạn cần có một chế độ dinh dưỡng rõ ràng
Ngược lại với người gầy, có nhiều người rất béo dù ăn rất ít, thậm chí không ăn, đa phần trong độ tuổi trung niên. Lương y Vũ Quốc Trung cho rằng nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa. Điều này không thể xem thường. Ví dụ khi bị rối loạn chất đường bột sẽ gây tiểu đường, rối loạn chất béo gây tim mạch, rối loạn chất đạm gây gout… Các rối loạn này thường gặp ở người cao tuổi vì các chức năng của cơ thể lúc này bị suy yếu.
Tăng cân cũng chỉ nên có giới hạn nhất định, không nên lạm dụng bởi có thể dẫn tới béo phì - nguyên nhân gây rất nhiều căn bệnh nguy hiểm hiện nay như tim mạch, tiểu đường, rối loạn mỡ máu...
Vì vậy để có thể tăng cân một cách phù hợp nhất, bạn nên có một lịch trình rõ ràng và một sự nghiêm cứu chuyên sâu về các chế độ dinh dưỡng để có thể cung cấp tốt các dinh dưỡng còn thiếu của cơ thể.
Minh Toàn (Theo sức khỏe và đời sống)