Khi được sếp giao một nhiệm vụ mới, dù không tự tin là mình sẽ làm tốt, nhưng bạn cũng đừng nên từ chối thẳng thừng và ngay lập tức như thế. Hãy yên tâm tin tưởng rằng trước khi quyết định giao việc cho bạn, sếp cũng đã phải cân nhắc rất kỹ. Sếp nhìn thấy khả năng của bạn và nghĩ bạn có thể thực hiện tốt nên mới tin tưởng giao công việc cho bạn.
Lời khuyên tốt nhất trong trường hợp này là thay vì nói “Tôi không làm được việc này”, hãy thành thật rằng “Tôi chưa bao giờ làm một công việc tương tự như thế này, nhưng nếu được tin tưởng thì tôi sẽ cố gắng hết mình để làm tốt nhất trong khả năng của mình”.
Không một người sếp nào có thể khó chịu hay bực mình trước thái độ cầu tiến và thành khẩn như thế của bạn. Sếp sẽ bố trí để giúp đỡ bạn thực hiện tốt công việc này.
Đừng từ chối vì đôi khi ngay chính bạn cũng không thể biết trước được khả năng của mình. Đây là một cơ hội tốt để bạn có thể khẳng định mình.
2. “Đây là kết quả tốt nhất anh/cô có thể làm ư?”
Khi đứng trước thành quả của một cá nhân nào đó, có thể là sếp hay đồng nghiệp, mặc dù bạn thấy điều đó không có gì hay ho hoặc một điều gì đó tương tự. Bạn tuyệt đối không nên chê bai, phê bình hoặc nói thẳng những suy nghĩ của mình. Trong trường hợp này thì “im lặng là vàng!”. Đây là việc ứng xử khôn khéo và thể hiện sự tôn trọng thành quả lao động của người khác.
3. “Việc này không có trong hợp đồng lao động của tôi”
Khi sếp ngỏ ý muốn nhờ bạn làm một việc gì đó không thuộc nhiệm vụ của mình, nếu đó không phải là việc phạm pháp thì hãy nên nhận lời. Trong một vài trường hợp, nếu bạn chắc việc đó nằm ngoài khả năng của mình, hãy từ chối thật khéo léo, đừng nói thẳng thừng rằng đó không phải công việc của mình. Như thế sẽ làm cho tình hình trở nên thật căng thẳng, sếp sẽ nghĩ bạn là một người rất “khó chịu”.
4. “Đó không phải là việc của tôi”
Khi một nhân viên mới hoặc một nhân viên nào đó chưa có kinh nghiệm giải quyết công việc tốt bằng bạn. Họ đang làm cho sếp phải đau đầu vì chưa/không giải quyết được công việc được giao. Lúc này, thay vì khoanh tay đứng nhìn, bạn nên giúp đỡ người đó trong khả năng có thể. Đấy gọi là “nhất cử lưỡng tiện”. Giúp đồng nghiệp nhưng cũng chính là giúp sếp giải quyết một vấn đề. Tình đồng nghiệp vì thế mà có thể cải thiện. Hình ảnh của bạn cũng sẽ thân thiện hơn trong mắt mọi người.
5. Thở dài
Nên nhớ rằng thở dài là “quốc ca” của sự mệt mỏi, khó chịu, nhàm chán và thất vọng. Đây là một trong những thứ sẽ làm cho bất cứ ông chủ nào chán nhân viên của mình.
Dù gì, công ty mà bạn đang làm việc cũng là nơi mà bạn đã được học hỏi, mang đến cho bạn những thành công nhất định, tích lũy một bề dày kinh nghiệm để tự tin vào năng lực của mình như hôm nay.Vì vậy, chớ qua cầu rút ván một cách phũ phàng như thế. Hãy khéo léo đánh tiếng, ứng xử phù hợp với sếp bằng một lời thông báo sẽ nghỉ việc trong thời gian tới. Khi được sếp hỏi lý do, thái độ ấp úng của bạn sẽ khiến sếp hiểu được điều đó. Lúc này, nếu thật sự trong mắt sếp, bạn là một nhân viên có năng lực thì tự khắc sếp sẽ đưa ra gợi ý tăng lương để giữ bạn lại.