Trong hạt tiêu chứa các alkaloid (chavicine, pipenine, piperiline… ), tinh dầu và dầu nhựa. Hạt tiêu có tác dụng làm tăng nhu động ruột, hạ sốt, an thần giảm đau, chống kinh giật, sát trùng, làm tăng huyết áp.
Theo Đông y, hạt tiêu có vị cay, mùi thơm, vào tỳ, phế, tính nhiệt và đại tràng. Nó có công dụng ôn trùng tán hàn hạ khí tiêu đàm điều vị, giải độc. Điều trị đau quặn bụng do lạnh, nôn ra nước trong, đờm tắc quyết lãnh, sát khuẩn, tiêu chảy đày bụng không tiêu. Chỉ cần dùng 1 – 3g hạt tiêu tán bột cho vào thực phẩm.
Hạt tiêu nguyên hạt và tán bột. (Ảnh: hotieuchuse)
Điều trị quặn bụng do lạnh, rối loạn tiêu hóa, nôn: sắc (hãm) 3g hạt tiêu tán bột, 6g gừng tươi, 6g tử tô để uống.
Trị buồn nôn không ăn được: 20g hạt tiêu tán bột mịn, 20g bán hạ tán bột mịn, nước gừng vừa đủ. Trộn bột tiêu và bột bán hạ với nước gừng làm thành viên bằng hạt ngô. Uống mỗi lần 15 – 20 viên với nước ấm.
Trị phong hàn nhập lý đau quặn bụng, nôn ra nước trong: ngâm 50g hồ tiêu tán bột, 250ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Mỗi lần uống 15ml.
Trị viêm loét dạ dày tá tráng, viêm đại tràng do tỳ vị hư hàn: 5g bột hạt tiêu, 30g gừng tươi, 20g đại táo. Cho tất cả vào nồi đem sắc cho cạn thành dạng chè để ăn.
Trị dị ứng: 1 – 2g bột hồ tiêu, 20g đường trắng, gừng 3 lát cho vào ấm, để thêm 100ml nước sôi sắc để nguội uống.
Điều trị thấp khớp, đau nhức: 10g hồ tiêu, 10g nhục quế, 10g riềng ấm, 10g gừng khô, 3g băng phiến, 3g long nã. Giã dập tất cả các vị, sau đó đem ngâm với 250ml cồn 700 trong 1 tuần. Dùng để xoa bóp hằng ngày.
LƯU Ý: kiêng kỵ với người âm hư hỏa vượng, không nên dùng nhiều vì dễ bộc phát mụn nhọt và ngộ độc. Có thể giải độc hồ tiêu bằng canh đậu xanh.
Hệ tiêu hóa. (Ảnh: afamilycdn)
Theo BS. Tiểu Lan/ SKDS