Nếu như đàn ông ở lứa tuổi 20 luôn chăm lo cho sự nghiệp và các mối quan hệ thì đến độ tuổi 40, vấn đề sức khoẻ là điều quan trọng mà nam giới ở độ tuổi trung niên quan tâm hơn bao giờ hết, bởi vì khi đó họ hiểu rằng, một sức khoẻ tốt sẽ là nền tảng vững chắc để xây dựng cuộc sống. Và các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng khi gần tới độ tuổi 40, cơ thể nam giới sẽ đối mặt những triệu chứng của việc suy giảm sức khoẻ và hiển nhiên không thể nhìn thấy một cách rõ ràng. Do đó nam giới nên quan tâm và đi xét nghiệm định kỳ.
Theo các số liệu thống kê vào năm 2015, nguyên nhân tử vong trên toàn thế giới do mắc bệnh tim chiếm đến 17,3 triệu ca, và con số tăng cao trong năm 2016. Mặc dù những biểu hiện của bệnh tim thường không biểu hiện rõ rệt, nhưng nó luôn là nguyên nhân gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khoẻ. Vì thế, khi bạn cảm thấy có những dấu hiệu như bị tức ngực, có những cơn đau ở vùng cánh tay, hay choáng váng đột ngột thì bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ.
Bệnh tim mạch là vấn đề sức khoẻ rất quan trọng với nam giới (ảnh: youtube)
Để giảm bớt những bệnh có liên quan đến tim mạch, bạn nên có một chế độ ăn hợp lý và lành mạnh, hạn chế dầu mỡ và ăn mặn, nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào thực đơn ăn uống hàng ngày, bên cạnh đó việc tập luyện thể thao cũng giúp nam giới tuổi trung niên tăng cường sức khoẻ.
Vấn đề tiêu hoá ở nam giới mặc dù không quá nghiệm trọng như tim mạch nói trên. Nhưng các vấn đề liên quan đến nó thì tuyệt đối bạn không được xem nhẹ. Bệnh về đường tiêu hoá là nguyên nhân từ những năm tháng tuổi trẻ ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là do thói quen rượu bia. Đàn ông tuổi trung niên thường sẽ gặp các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hoá, do đó khi có dấu hiệu đau dữ dội vùng bụng hoặc khu vực xung quanh thì bạn nên đến bệnh viện để khám ngay và có phương án chữa trị kịp thời. Chung quy, vấn đề ăn uống sinh hoạt quyết định rất lớn vấn đề sức khoẻ.
Hệ tiêu hoá cũng nên được chú trọng khi ở độ tuổi trung niên (ảnh: vienyhocungdung)
Giai đoạn từ 30 tuổi trở lên là giai đoạn chuyển tiếp vô cùng quan trọng đối với cả nam giới lần nữ giới. Ở gian đoạn này, mật độ xương sẽ bị giảm đi tỷ trọng của mình trong tổng thể cấu trúc. Một điều nữa cũng đáng lo ngại đối với hệ xương khớp là mất đi quá trình trẻ hoá xương hay còn gọi là loãng xương. Vì vậy, bạn nên có một lối sống khoa học và lành mạnh sẽ là “quyền năng” giúp bạn xây dựng được khung xương vững chắc.
Hãy chăm sóc hệ xương khớp bằng cách có chế độ ăn khoa học (ảnh: benhly)
Hãy làm điều đó ở độ tuổi 20, bổ sung canxi và vitamin D, cùng với lịch trình tập luyện thể thao đều đặn là phương pháp hữu hiệu tránh tình trạng bị thoái hoá xương khớp ở độ tuổi trung niên.
>> 5 dấu hiệu sốt xuất huyết nặng bạn cần đi khám ngay
Nguồn: elleman