Bệnh tiểu đường là bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị giảm tác động hay bị thiếu trong cơ thể. Bệnh có biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; Trong giai đoạn mới phát bệnh, bệnh nhân thường đi tiểu nhiều, tiểu đêm và do đó làm cho cơ thể hay khát nước.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo khác, điển hình là tai biến mạch máu não, tim mạch vành, suy thận, mù mắt, liệt dương, hoại thư, v.v.
1. Sữa tách kem
Sữa có chứa nhiều canxi, các loại vitamin và nhiều vi khuẩn có lợi giúp cải thiện đường tiêu hóa. Sữa cũng rất chứa rất nhiều carbonhydrate và dồi dào năng lượng.
Tuy nhiên do cung cấp nhiều calo vì thế bạn nên chuyển sang dùng sữa chứa ít calo hoặc sữa tách kem, sữa không đường.Sữa đậu nành và quả hạnh cũng là những món thay thế rất tốt cho sữa bò nguyên kem.
2. Nước
Hoàn toàn không chứa carbonhydrat, chất béo và calo vì vậy nước không tác động đến cân nặng và lượng đường huyết của bạn. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước có thể dẫn đến gây ngộ độc nước và hạ natri máu.
Đối với người bị tiểu đường, hãy pha thêm vào nước các chất làm ngọt tự nhiên như mật ong hoặc cho thêm một chút nước cốt chanh vào nước, nước cốt chanh rất tốt cho người mắc bệnh này.
3. Trà
Trà chứa chất chống ô-xy hóa, thích hợp với người đang bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nên nhớ chỉ nên uống trà không đường
4. Cà phê
Nếu là một người nghiện cà phê, bạn có thể uống cà phê đen không đường hoặc cà phê thêm sữa tách kem và sử dụng loại đường dành cho bệnh nhân tiểu đường.
5. Nước mía
Mặc dù có vị ngọt do lượng đường cao, nhưng nước mía lại có ích đối với những người bị tiểu đường bởi vì bên trong nước mía có chứa lượng đường tự nhiên với chỉ số Glycemic thấp (chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết của thực phẩm) .Do đó giúp góp phần ngăn chặn sự gia tăng quá nhanh của mức glucose trong máu. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường típ 2 cũng chỉ nên uống nước mía ở mức vừa phải và tất nhiên là sau khi đã hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.
6. Nước ép hoa quả
Sử dụng nước ép trái cây tươi tất nhiên là tốt hơn nước ép đóng hộp vì nước ép trái cây tươi là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh. Người bị bệnh tiểu đường nên uống nước ép trái cây hoặc rau củ vừa đủ và lưu ý đến hàm lượng calo, muối và carbonhydrat.
Cung cấp đủ trái cây và rau củ cho cơ thể cũng rất tốt cho sức khỏe vì chúng chứa nhiều chất xơ. Bên cạnh đó nước ép rau củ cũng cung cấp nhiều calo và carbonhydrat hơn nước ép trái cây.
Thanh Hải
Nguồn: danongplus.com