Sau khi uống cà phê, lượng đường huyết trong máu có thể tăng lên, ngay cả khi cà phê đen không chứa calo. Tượng tự, trà xanh, trà đen và các đồ uống năng lượng cũng vậy. Do nhóm người mắc bệnh tiểu đường phản ứng với các loại thực phẩm và đồ uống khác nhau.
Thủ phậm tiềm ẩn làm tăng đường huyết là cảm lạnh. Bởi vì, đường huyết tăng để đối phó với cơ chế tăng bệnh. Chính vì vậy, bạn nên uống nhiều nước ấm và các chất lỏng khác để cơ thể không mất nước. Trong trường hợp nôn ói và tiêu chảy mà không hồi phục thì nên đi khám bác sĩ.
Stress nặng vì công việc dồn dập dễ mắc nhiều bệnh nan y. Khi bị stress, cơ thể sẽ giải phóng các hormone làm tăng lượng đường huyết. Đây là tình trạng phổ biến thường gặp ở những người bị tiểu đường týp 2. Để ngăn ngừa bệnh, hãy học cách kiểm soát stress và làm bạn với nó.
Quá căng thẳng khi công việc dồn dập. (Ảnh: yaziup)
Mục đích bổ sung chất lỏng nhanh chóng của đồ uống thể thao có lượng đường cao như soda hay chất làm ngọt nhân tạo. Thay vì dùng nước uống tăng lực, người bị tiểu đường nên dùng nước lọc.
Trái cây luôn là sự lựa chọn lành mạnh và thông minh, tuy nhiên trái cây khô lại có hàm lượng carbohydrate cao. Chỉ cần 2 muỗng canh quả nam việt quất sấy khô, nho khô hoặc anh đào khô sẽ có hàm lượng carbs tương đương một trái cây nhỏ.
Những người sử dụng corticosteroid như prednisone để điều trị viêm khớp, hen suyễn có thể làm tăng lượng đường huyết và kích hoạt gây bệnh tiểu đường. Bên cạnh dó, thuốc lợi tiểu giúp giảm huyết áp hoặc làm tăng đường huyết. Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm có thể làm lượng đường huyết tăng giảm bất thường.
Thuốc lợi tiểu không tốt cho người bệnh đường huyết. (Ảnh: tuoitre)
Hoài Ngân (Theo Webmd)