10 cách đơn giản kiểm soát bệnh tiểu đường

Người đăng: duyluan.py89    Ngày đăng: 01/01/2016
Tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến đường huyết mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Có rất nhiều cách giúp bạn kiểm soát căn bệnh nguy hiểm này. Bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường thay vì để nó kiểm soát bạn.

Sau đây là 10 cách đơn giản để kiểm soát căn bệnh này:

1. Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng rủi ro mắc phải các căn bệnh này. Nếu như bạn đang hút thuốc lá – hãy bỏ ngay lập tức. Hãy nhận sự hỗ trợ từ người thân và bạn bè. Tham khảo ý kiến chuyên gia bác sĩ để nhận sự giúp đỡ và lời khuyên. Bệnh nhân đái tháo đường không được hút thuốc lá!
 

10 cách đơn giản kiểm soát bệnh tiểu đường

 

2. Duy trì cân nặng hợp lý

Chỉ cần giảm cân từ 5% - 10% cân nặng của bạn, bạn có thể giảm đường huyết và cơ thể dễ dàng kiểm soát nồng độ đường huyết hơn. Các cách đơn giản để giảm cân là giảm khối lượng các bữa ăn. Ăn nhiều các loại rau xanh và hoa quả tươi, giảm ăn các loại thực phẩm không tốt. Tăng cường mức độ hoạt động thân thể.

3. Năng động

Bạn có thể kiểm soát mức độ đường huyết và giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn bằng cách năng động hơn. Một quy tắc cơ bản là tập thể dục với độ nặng vừa phải ít nhất 30 mỗi ngày. Đi bộ nhanh là một trong những bài tập đơn giản và hiệu quả nhất. Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp từ 2 đến 3 lần mỗi tuần nếu như bạn bị tiểu đường tuýp 2.

4. Một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh

Không có một chế độ dinh dưỡng cụ thể nào dành cho tất cả các bệnh nhân tiểu đường do cơ thể mỗi người không giống nhau và cách mỗi người phản ứng với thực phẩm là khác nhau. Tuy nhiên, có một số hướng dẫn cơ bản về chế độ dinh dưỡng dựa trên nhiều thập kỷ nghiên cứu khoa học mà tất cả bệnh nhân tiểu đường có thể theo một cách dễ dàng.

Ăn các thực phẩm giàu chất xơ, có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, và ít cholesterol. Một trong những quy tắc đơn giản mà hiệu quả để có một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh là: ăn ít nhất 5 bữa hoa quả và rau tương mỗi ngày. Sử dụng ngũ cốc nguyên cám thay vì ngũ cốc đã qua tinh chế. Bổ sung một số dạng protein vào mỗi bữa ăn.

5. Theo một công cụ lên kế hoạch cho bữa ăn mỗi ngày

Hãy tìm một công cụ lên kế hoạch cho bữa ăn mà hiệu quả với bạn và theo nó mỗi ngày. Không quan trọng phương pháp mà bạn lựa chọn là gì, miễn là bạn kiên nhẫn theo nó. Hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia về tiểu đường, chuyên gia dinh dưỡng để tìm biết thêm thông tin chi tiết.

6. Kiểm tra đường huyết mỗi ngày

Bạn cần kiểm tra nồng độ glucose mỗi ngày. Tốt nhất là kiểm tra cùng một thời điểm trong ngày. Một số bệnh nhân tiểu đường sẽ phải điều kiểm tra nồng độ đường huyết của họ mỗi ngày. Bác sĩ sẽ nói với bạn mức độ thường xuyên kiểm tra như thế nào là phù hợp. Một điều cấp bách là bạn cần kiểm tra các nồng độ này và ghi chép chúng lại. Rất nhiều loại đường kế giúp lưu giữ nồng độ glucose một cách tự động. Hãy thực hiện chúng mỗi ngày.
 

10 cách đơn giản kiểm soát bệnh tiểu đường

 

7. Hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia

Thức uống có cồn có thể dẫn tới hạ đường huyết gây ra choáng váng hoặc co giật. An toàn nhất là bạn nên hoàn toàn loại bỏ rượu bia ra khỏi cuộc sống hàng ngày. Nếu như bạn bắt buộc phải uống, hãy tham khảo bác sĩ để xem bao nhiêu là có thể chấp nhận được.

8. Giữ cho răng lợi khỏe mạnh

Bệnh nhân tiểu đường gặp nguy cơ cao gặp phải các vấn đề về lợi. Bằng cách đánh răng 2 và vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày, bạn có thể giữ cho răng và lợi khỏe mạnh và chống lại các căn bệnh về lợi. Ngoài ra cũng đến gặp nha sĩ 6 tháng một lần để kiểm tra.

9. Duy trì tâm lý và tình cảm tốt

Đối với nhiều bệnh nhân tiểu đường, việc đối phó với một căn bệnh mạn tính thực sự làm tổn hại cho sức khỏe của toàn bộ tinh thần và tình cảm. Hãy tìm một nhóm hoặc câu lạc bộ hỗ trợ người tiểu đường và tham gia để gặp gỡ và chia sẻ với những người mắc phải vấn đề tương tự và học cách giải quyết nó từ họ. Cần đảm bảo rằng bạn bè và gia đình của bạn can chừng cẩn thận các dấu hiệu của sự suy sụp tinh thần. Hãy thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình tâm lý, tình cảm của bạn cho bác sĩ.

10. Chú ý tới bàn chân của bạn

Bệnh nhân đái tháo đường đặc biệt gặp rủi ro mắc phải tất cả các dạng bệnh liên quan đến bàn chân. Do căn bệnh này có thể gây tổn hại cho các dây thần kinh bằng gần dòng chảy và tuần hoàn máu, các chi rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là bàn chân do chúng thường bị giam cầm trong giày và tất. Bạn rất dễ bị mụn rộp ở chân mà không hề hay biết. Hãy kiểm tra bàn chân của mình để xem có bị mụn, mẩn đỏ, xước... mỗi ngày. Hãy đeo giày thật thoải mái và giữ bàn chân khô, sạch.

Bình luận

Bài viết cùng loại

BÀI XEM NHIỀU

Phụ nữ dâm – làm thế nào để nhận biết? Gập bụng trên ghế dốc - Decline Crunch Những lợi ích không ngờ từ quả sa pô chê Top 4 hãng cơ mà nam giới đam mê bida cần biết 8 dấu hiệu chứng tỏ cô ấy không thích bạn Cách làm bột đậu cho người tập thể hình Thủ dâm có làm tăng kích thước dương vật? Cách xác định kích thước cổ tay to hay nhỏ 8 điều cấm kỵ khi tập thể hình Đòi mà nàng không cho thì phải làm sao? 5 động tác chống đẩy tăng sức mạnh cho cơ tay Lịch tập thể hình chuẩn cho nam giới Tại sao phụ nữ thích xem phim người lớn? Nguyên Mạnh 'kêu oan' về pha đánh nguội Dương vật không cương cứng lâu 5 loại nước ép lý tưởng cho người tập gym Vì sao Nguyên Mạnh nhận thẻ đỏ 12 mẫu phụ nữ mà đàn ông nên tránh 4 hãng giày thể thao được ưa chuộng tạo Việt Nam Bữa sáng cho dân tập thể hình Vớt tạ đơn tập cơ ngực, cơ xô - Dumbbell Pullover 3 kiểu quần kaki cực kỳ dễ mặc Hướng dẫn bài tập Bicycle crunch – Gập bụng đạp xe Những điểm hấp dẫn phụ nữ nên cơ thể nam giới Bí quyết chạy bộ nhanh mà không mệt Người bị tiêu chảy nên ăn gì? Bí quyết chinh phục phụ nữ đẹp của đàn ông xấu 5 “khuyết điểm” của đàn ông cuốn hút phụ nữ đến không ngờ Những điều phụ nữ ghét cay ghét đắng ở đàn ông Chế độ dinh dưỡng cho người mới tập thể hình