Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Tăng cường phòng chống dịch bệnh mùa đông- xuân. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong Hội nghị tăng cường phòng chống dịch bệnh mùa Đông –Xuân khu vực phía Bắc năm 2017-2018 diễn ra ngày 3/11, tại Hà Nội nhận định, hiện cả nước đã ghi nhận các ca mắc sởi, ho gà… Còn dịch cúm A(H7N9) đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam, nếu không quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống, các bệnh này rất dễ bùng phát thành dịch.
Bệnh tình mùa xuân dễ biến thành dịch nếu không đề phòng. Nguồn:BBC
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 229 trường hợp mắc bệnh sởi, chủ yếu tại miền Bắc và một số tỉnh miền Nam, trong đó có 1 trường hợp tử vong, giảm 27,9% số trường hợp mắc so với năm 2016. Đặc biệt, trong 2 tháng gần đây, số ca mắc sởi đang có dấu hiệu tăng lên tại Hà Nội.
Cả nước cũng ghi nhận trên 89.500 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, không có trường hợp tử vong, số mắc tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái,. Bệnh lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam.
Bệnh sốt xuất huyết đã có xu hướng giảm nhưng số mắc vẫn còn cao, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận hơn 156.700 trường hợp. Bên cạnh đó, nhiều bệnh khác cũng được ghi nhận như: Ho gà, bệnh dại, viêm màng não vi rút…
Dưới đây là những bệnh dễ bùng phát trong mùa đông- xuân:
Đây là hai bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh sởi hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở trẻ em chưa được tiêm phòng sởi, rubella đầy đủ.
Nhất là với trẻ nhỏ bạn nên tiêm phòng và chú ý các biểu hiện. Nguồn: Giadinh
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 230 trường hợp mắc sởi, một trẻ tử vong. Biểu hiện của bệnh gồm sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nặng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não... dễ dẫn đến tử vong.
Để phòng bệnh, cần đưa trẻ 9-12 tháng đi tiêm văcxin phòng sởi mũi một và tiêm nhắc lại mũi hai khi trẻ trên 18 tháng tuổi, tiêm văcxin sởi-rubella cho trẻ ở độ tuổi 1-14; thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày. Cần lưu ý không cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng; làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.
Cảm cúm là dịch bệnh thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết chuyển mùa hoặc vào những ngày đông lạnh giá. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vây, cơ thể chúng ta phản ứng không kịp, sức đề kháng yếu, tạo điều kiện cho vi-rút cúm xâm nhập. Bệnh này thường lây lan qua tuyến nước bọt, nươc mũi/đờm của người bị bệnh.
Cần phải bổ sung vitamin và tập thể dục đầy đủ để lướt bệnh. Nguồn: vicare
Bệnh cảm cúm nặng thường có triệu chứng như đau đầu, ngạt mũi, sốt, đau họng nhẹ... Bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chữa trị kịp thời dứt điểm.
Uống nước ấm, tránh ăn đồ lạnh, tăng cường bổ sung các loai rau quả tươi có chứa vitamin C, ăn đủ bữa... là những điều cần lưu ý để phòng tránh căn bệnh này.
>> Biện pháp cải thiện rối loạn cương dương ở đàn ông
>> Cúm và cảm mạo khác nhau như thế nào ở nam giới
Nguồn: Baomoi