Với nhịp độ ăn uống bình thường, cơ thể đã quen với việc dung nạp ngần ấy lượng calories mỗi ngày. Đột ngột cắt giảm các nhóm chất cần thiết như đạm, béo, đường khiến cơ thể rơi vào trạng thái thiếu chất dinh dưỡng. Từ đó, quá trình trao đổi chất sẽ bị chậm đi so với nhịp độ bình thường từ 2-3 lần.
Khi bạn không cho carbohydrate xuấn hiện trong khẩu phần ăn, tình trạng ketosis sẽ xuất hiện. Tình trạng này sẽ sản sinh ra hợp chất xeton, nguyên nhân chính gây ra hôi miệng. Nếu bạn quá bận rộn hoặc không có thói quen ăn sáng, vào buổi trưa bạn sẽ cảm nhận được khoang miệng có mùi lạ. Thói quen xấu này không được khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng đến nướu, răng và vùng lưỡi.
Hôi miệng cản trở trong việc giao tiếp với mọi người (Nguồn: Phunutoday)
Khi giảm cân, nhiều người có suy nghĩ là phải nhịn ăn hoặc cắt giảm tối đa lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Điều này hoàn toàn sai và vô cùng nguy hại nếu bạn có những nhận định sai lầm về việc nhịn ăn. Giảm cân là cắt giảm lượng calories đưa vào cơ thể hoặc vận động nhiều hơn để đốt cháy lượng mỡ thừa. Trong thực đơn mỗi ngày, bạn cần bổ sung đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết trong mỗi bữa ăn của mình gồm: protein, chất xơ, chất béo và nước.
Không bổ sung các chất dinh dưỡng làm cho cơ thể bị kiệt sức (Nguồn: Cfyc)
Ăn kiêng làm mất đi lượng protein cần thiết cho sự tăng trưởng cơ bắp, khiến cơ thể mất cơ, nhiều mỡ. Sau quá trình nhịn ăn để giảm cân, bạn sẽ cảm thấy mình trông có phần gọn gàng hơn. Thiếu chất, cơ thể phải đốt cơ để bù đắp năng lượng cho cả ngày dài hoạt động.
Cơ bắp giảm đi làm mất sức hút trước người đối diện (Nguồn: Vothuat)
Bỏ qua bữa tối luôn được khuyến khích khi giảm cân. Tuy nhiên, nếu không cưỡng lại được cơn đói bạn nên ăn nhẹ bằng các loại hạt ngũ cốc, 1 đĩa salad hoặc 1 phần ức gà luộc. Leo lên giường dù quá đói hay quá no cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Bạn sẽ trằn trọc, mắt nhắm nhưng không thể nào đi vào giấc ngủ dễ dàng hoặc ngủ không ngon giấc.
>>Danh sách loại nước thay thế nước ngọt
Nguồn: Cfyc