Kể cả ở nam lẫn nữ, bệnh loãng xương thường diễn tiến thầm lặng. Người ta thường so sánh bệnh loãng xương giống như một tên ăn cắp lặng thầm. Hàng ngày, cứ lấy dần can-xi trong ngân hàng dự trữ xương của cơ thể chúng ta. Khi có dấu hiệu lâm sàng, thì cũng là lúc đã có biến chứng, cơ thể có thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương. Do đó, chúng ta cần có những hiểu biết về các dấu hiệu này để có cách phòng tránh hiệu quả.
Các biểu hiện lâm sàng của loãng xương cần biết (Nguồn: loangxuong)
Các biểu hiện lâm sàng thường thấy ở người bị loãng xương. Thứ nhất, đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài - Đặc biệt xương cẳng chân, đau mỏi cơ bắp, thấy ớn lạnh trong người, thường xuyên bị chuột rút ở các cơ.
Thứ hai, đau thực sự ở cột sống. Sau đó, đau lan theo khoanh liên sườn. Đau khi ngồi làm việc lâu và khi thay đổi tư thế. Có thể đau mãn tính hoặc cấp tính sau một chấn thương nào đó như: gãy xương cổ tay, gẫy lún đốt sống, gẫy cổ xương đùi, …
Thứ ba, đầy bụng khó tiêu hoặc nặng ngực khi khó thở cũng chính là dấu hiệu lâm sàng của bệnh loãng xương.
Đặc biệt, những người đã bị gù lưng, giảm chiều cao đột ngột cũng được sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao.
Vừa rồi là các biểu hiện lâm sàng của bệnh loãng xương. Các bạn hãy cùng theo dõi và cần có những cách phòng ngừa thích hợp nhé!
Lee Dao (Theo tuoitre)