Những nguyên nhân gây ra tràn dịch màng phổi
Người đăng: Quản trị viên Ngày đăng: 30/11/2016
Một căn bệnh thường gặp trong các bệnh lý về hệ hô hấp. Tràn dịch màng phồi do nhiều nguyên nhân khác nhau như lao, dưỡng chấp…
Tràn dịch màng phổi có nhiều loại: dịch thấm, dịch dưỡng chấp, dịch tiết, mũ hoặc máu. Để xác định là loại dịch gì, các bác sĩ thường dùng kim nhỏ chọc vào khoang màng phổi để hút dịch.
Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân gây ra tràn dịch màng phổi:
- Tràn dịch màng phổi dịch thấm: gây ra do hội chứng thận hư, suy thận mạn, suy tim không hồi phục, xơ gan cổ trướng, suy tuyến giáp, thẩm phân phúc mạc, hội chứng Demon-meigs và tắc động mạch phổi.
- Tràn dịch màng phổi dịch tiết: nguyên nhân xuất phát từ lao màng phổi, ung thư màng phổi, tắc động mạch phổi, nhiểm khuẩn phổi và màng phổi, bệnh hệ thống (lupus, viêm khớp dạng thấp…)
- Tràn máu màng phổi: xảy ra từ nguyên nhân ung thư màng phổi, ung thư di căn tới màng phổi, chấn thương lồng ngực, chọc dò màng phổi, sinh thiết màng phổi.
- Tràn dưỡng chấp màng phổi: nguyên nhân chủ yếu do chấn thương lồng ngực gây vỡ ống ngực hoặc sang chấn hệ bạch mạch, viêm bạch mạch do lao, giun chỉ, phẫu thuật lồng ngực gây lỗ rò ống ngực – màng phổi, ung thư hệ lympho hoặc ung thư phế quản di căn.
Dịch nằm dưới phổi. (Ảnh: nhatkybe)
Triệu chứng tràn dịch màng phổi có thể nhận thấy qua các biểu hiện đặc trưng sau:
- Có biểu hiện ho khan khi thay đổi tư thế nằm và khó thở ngày một tăng.
- Đau ngực âm ỉ về phía vùng tràn dịch, người bệnh cảm thấy đau nặng khi nằm nghiêng về bên đó.
- Có thể thấy hình mờ đậm, đồng đều khi chụp X-quang.
- Bệnh nhân có thể sốt đến 38.5 độ hoặc cao hơn.
Cách điều trị
Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh mà có cách điều trị tràn dịch màng phổi khác nhau như:
- Có thể dùng kháng sinh diệt vi khuẩn nếu mắc chứng tràn dịch màng phổi do bị nhiễm khuẩn.
- Áp dụng các biện pháp phẫu thuật và xạ trị để điều trị tràn dịch do ung thư.
- Điều trị bằng liệu pháp và phác đồ phù hợp với tràn dịch màng phổi do suy tim, suy thận, xơ gan…
- Liệu pháp quan trọng nhất trong điều trị là chọc dẫn lưu dịch để không còn dịch ứ đọng ở màng phổi.
Có thể phát hiện khi chụp X-quang. (Ảnh: benhvientravinh)
Hoài Ngân
Bài viết cùng loại