Hà thủ ô có 2 loại:
Cả hai loại đều thuộc họ dây leo, phần củ thường được dùng để điều trị bệnh. Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có vị chát, đắng, ngọt, có công dụng trị nhức mỏi, đau lưng, bổ can thận, cảm sốt, khí hư bạch đới… Trong Đông y, hà thủ ô là một loại thuốc bổ nổi tiếng có thể ngăn ngừa tóc bạc, giúp trẻ hóa. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như viêm gan, tiêu chảy và kích thích khối ung thư phát triển.
Củ hà thủ ô. (Ảnh: chamsoctoc)
Theo BS. Nguyễn Xuân Hướng – Chủ tịch hội đông y Việt Nam cho biết, nhiều người dùng hà thủ ô điều trị đau lưng, yếu khớp gối, liệt nửa người, yếu cơ, mất ngủ, chóng mặt, suy nhược thần kinh, xơ vữa động mạch, tiểu đường và tăng cholesterol máu… mà không biết hà thủ ô có đăc tính độc, nếu chế biến không cẩn thận dễ dẫn đến ngộ độc và tử vong.
Trên thị trường hiện nay có hà thủ ô sống và đã qua chế biến, truy nhiên cần phải chế biến thật kỹ để không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ví dụ như: hà thủ ô sống có hợp chất anthraquinone làm kích ứng nhu động ruột, gây tiêu chảy, hoặc chất gây sang chấn phân giải làm ngủ ly bì. Nếu các chất độc này tích tụ trong cơ thể một thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến gan, thận.
Hà thủ ô đỏ cắt lát. (Ảnh: chamsoctoc)
Dù sau khi chế biến để giảm liều độc nhưng việc chế biến hà thủ ô không hề đơn giản. Chẳng hạn như chế biến hà thủ ô để trị tóc đen cần ngâm nước 1 tuần, thay hằng ngày rồi thái lát. Sau đó lấy đậu đen đun lấy nước tẩm vào, rồi đun cách thủy 9 đêm để tăng cường tính dược, loại bỏ chất độc. Do đó, sử dụng hà thủ ô không biết rõ cách chết biến cực kỳ nguy hiểm.
Theo BS. Cao Hồng Phúc – Học viên Quân y 103 cho biết, những người bị rối loạn tiêu hóa, viêm đường tiêu hóa thì không nên dùng, nhất là hà thủ ô chưa qua chế biến. Ngoài ra, trong hà thủ ô có chứa hoạt tính estrogen khá cao, dễ gây kích thích khối u phát triển hoặc tái phát khối ung thư. Chính vì vậy, những người đã có tiền sử trị ung thư vú không nên dùng.
Hà thủ ô trắng. (Ảnh: dongamruou)
Hoài Ngân