6 căn bệnh thận phổ biến ở nhiều người

Người đăng: Quản trị viên    Ngày đăng: 12/07/2016
Một thói quen sống không lành mạnh cũng như dinh dưỡng sẽ khiến cho bạn dễ dàng mắc những căn bệnh liên quan đến thận

Những căn bệnh về thận đang ngày càng phổ biến trong thời đại ngày nay. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho ta bị bệnh thận, cơ bản vẫn bắt nguồn từ chế độ ăn uống không phù hợp, ăn quá mặn hay sử dụng các thực phẩm có chứa quá nhiều canxi, chất vôi,.... Việc đào thải ở thận diễn ra nhiều hơn. Khi bị bệnh thận, bệnh nhân thường đau nhức ở hông lưng, gần sát bên sườn, và có thể kèm theo sốt. Trong trường hợp bệnh nhận bị bệnh sỏi thận, cơn đau sẽ rất dữ dội và lan đến vùng bộ phận sinh dục. Đa số người mắc bệnh thận sẽ bị phù toàn thân, từ mí mắt xuống bàn chân, da trắng nhạt. Sự thay đổi màu sắc và độ trong của nước tiểu cũng là một biểu hiện của bệnh thận. Bình thường, nước tiểu trong, có màu vàng từ nhạt tới hơi sẫm. Còn ở bệnh nhân mắc bệnh thận, nước tiểu thường bị đục hoặc có màu thẫm hơn bình thường. Trong trường hợp bệnh nhân phát hiện những triệu chứng trên, cần lập tức hỏi bác sĩ nhằm có biện pháp điều trị hợp lí nhất.


Bên cạnh các căn bệnh thận nguy hiểm như ung thư thận, thận đa nang, lao thận, thì đây sẽ là 6 căn bệnh về thận phổ biến khách mà đa số người bệnh thường mắc phải:
 
1. Bệnh sỏi thận: 

Triệu chứng của bệnh thận sẽ là việc bệnh nhân sẽ thấy đái khó, đái buốt, đái rắt, màu sắc nước tiểu thay đổi (đục, đỏ…), lượng nước tiểu ít, đau vùng thắt lưng, có thể kèm theo sốt hoặc không sốt…

 

Bệnh sỏi thận (ảnh: Internet)

Nguyên nhân gây ra sỏi thận – niệu là do có sự rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, đặc biệt là lượng canxi trong nước tiểu tăng do chế độ ăn uống thừa canxi, rối loạn chuyển hóa tuyến nội tiết và tuyến cận giáp trạng. Một nguyên nhân phổ biến nữa gây sỏi thận là do viêm nhiễm đường tiết niệu.
 
2. Viêm thận: 

Là tình trạng viêm thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc do ngộ độc thuốc, hóa chất. Vi khuẩn gây bệnh thường là Enterobacter, E.Coli, Proteur… Viêm thận chia thành hai dạng, đó là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính. Viêm cầu thận cấp là bệnh hay gặp trong các bệnh thận ở trẻ em từ 2 – 15 tuổi. Nguyên nhân do nhiễm liên cầu khuẩn hoặc do các ổ nhiễm khuẩn bội nhiễm. Điều kiện vệ sinh kém cũng là hoàn cảnh thuận lợi gây bệnh. Viêm cầu thận mạn tính là biến chứng của viêm cầu thận cấp, thường gặp ở người lớn.
 
3. Suy thận: 

Là khi thận không đủ sức thải bỏ mọi cặn bã khiến các chất độc hại và dịch dư thừa đọng lại trong cơ thể. Căn cứ vào các chỉ số albumin, creatinin, ure, protein… qua xét nghiệm nước tiểu sẽ biết được tình trạng bệnh của thận. Có 3 thể suy thận là suy thận cấp tính, mạn tính và suy thận giai đoạn cuối.

 

Suy thận (ảnh: Internet)

Suy thận cấp tính phần lớn do giảm thể tích máu làm cho thận không thực hiện được chức năng bài tiết và điều hòa nước. Suy thận mạn tính khi độ thanh thải creatinin xuống dưới 40ml/phút. Đây là những bệnh ống thận – mô kẽ mạn tính. Trong suy thận mạn tính, một số trường hợp bệnh nặng phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Đây cũng chính là suy thận giai đoạn cuối
 
4. Viêm ống thận cấp: 

Thường là do ngộ độc chì, thuỷ ngân, sunfamit khiến người bệnh không đái được, urê máu cao, nước tiểu có protein, nhiều hồng cầu, bạch cầu trụ hình hạt. Một số chất khác gây viêm ống thận nhiễm độc như asen, tetraclorua, axit oxatic, phosphocacbon, axit clohydric, axit nitric, cantarit, pyramydon naptol, clorofoc, vitamin D2.
 
5. Bệnh thận nhiễm mỡ: 

Khi thận bị nhiễm mỡ, người bệnh sẽ thấy tự nhiên bị phù rất đột ngột hoặc bị phù sau nhiễm khuẩn thông thường như viêm họng. Để điều trị cần kết hợp chế độ ăn hạn chế muối, ít nước, nhiều vitamin và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng các thuốc nhóm corticoid đúng cách theo liều lượng cân nhắc để tránh biến chứng hoặc tác dụng phụ của thuốc.

 

Khi bị bệnh về thận, cần uống thật nhiều nước và hạn chế ăn mặn (ảnh: Internet)
 
Hội chứng thận hư khi các tác nhân gây bệnh lắng đọng ở cầu thận. Nhiều khi hội chứng thận hư có nguyên nhân từ việc dùng thuốc không đúng liều lượng. Khi ngừng thuốc, cầu thận có thể trở lại bình thường.

Để ngăn ngừa các căn bệnh về thận, cần phải tập thói quen uống nhiều nước mỗi ngày, trung bình cho 1 người 1 ngày là 2 lít nước. Đôi với những người phải lao động nặng, hay vận động thể thao ra mồ hôi nhiều, thì cần phải hấp thụ nhiều nước hơn. Nên thận trọng trong việc sử dụng các loại nước khoáng thiên nhiên, do thành phần các thức uống này có chứa các loại muốn như canxi cacbonat, sau khi hấp thụ vào cơ thể sẽ tích tụ và gây nên bệnh sỏi thận. Ngoài ra các loại thuốc như Vitamin C nếu dùng lâu dài cũng có thể dẫn đến bệnh sỏi thận. Ngoài ra, nên thường xuyên đi khám ở chuyên khoa tiết niệu nhằm có chẩn đoán và phòng bệnh tốt nhất. 

 
Vĩ Quang (Sưu tầm)
 


 

Bình luận

Chủ đề cùng loại

BÀI XEM NHIỀU

Phụ nữ dâm – làm thế nào để nhận biết? Gập bụng trên ghế dốc - Decline Crunch Những lợi ích không ngờ từ quả sa pô chê Top 4 hãng cơ mà nam giới đam mê bida cần biết 8 dấu hiệu chứng tỏ cô ấy không thích bạn Cách làm bột đậu cho người tập thể hình Thủ dâm có làm tăng kích thước dương vật? Cách xác định kích thước cổ tay to hay nhỏ 8 điều cấm kỵ khi tập thể hình Đòi mà nàng không cho thì phải làm sao? Lịch tập thể hình chuẩn cho nam giới 5 động tác chống đẩy tăng sức mạnh cho cơ tay Tại sao phụ nữ thích xem phim người lớn? Nguyên Mạnh 'kêu oan' về pha đánh nguội Dương vật không cương cứng lâu Vì sao Nguyên Mạnh nhận thẻ đỏ 5 loại nước ép lý tưởng cho người tập gym 12 mẫu phụ nữ mà đàn ông nên tránh 4 hãng giày thể thao được ưa chuộng tạo Việt Nam Bữa sáng cho dân tập thể hình Vớt tạ đơn tập cơ ngực, cơ xô - Dumbbell Pullover 3 kiểu quần kaki cực kỳ dễ mặc Những điểm hấp dẫn phụ nữ nên cơ thể nam giới Bí quyết chạy bộ nhanh mà không mệt Hướng dẫn bài tập Bicycle crunch – Gập bụng đạp xe Người bị tiêu chảy nên ăn gì? 5 “khuyết điểm” của đàn ông cuốn hút phụ nữ đến không ngờ Bí quyết chinh phục phụ nữ đẹp của đàn ông xấu Những điều phụ nữ ghét cay ghét đắng ở đàn ông Chế độ dinh dưỡng cho người mới tập thể hình