Trị nhiệt miệng mà không cần dùng thuốc
Người đăng: Quản trị viên Ngày đăng: 28/06/2016
Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến mà nhiều người hay mắc phải đặc biệt là những người thường xuyên uống rượu bia
Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến mà nhiều người hay mắc phải.
Nước mía
Theo Đông Y, mía có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận tràng…Người ta hay sử dụng nước mía cho các trường hợp ho khan ít đờm, mất dịch vị do vị nhiệt, miệng khô rát, đại tiện táo và ngộ độc rượu…Nhờ tính mát nên nước mía được dùng như bài thuốc giúp thanh nhiệt và trị nhiệt miệng rất hiệu quả.
Bạn cần chuẩn bị 250g mía, 30g râu ngô đun sôi uống thay nước hàng ngày. Dùng liên tục trong 3 – 5 ngày chứng nhiệt miệng sẽ khỏi hẳn.
Người ta hay sử dụng nước mía cho các trường hợp ho khan ít đờm
Cà chua
Theo Đông Y, cà chua là loại trái cây có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có công dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Vì thế khi bị nhiệt bạn có thể nhai cà chua sống là cách rất hữu hiệu để điều trị tình trạng này. Nếu bạn không thích ăn sống có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng giảm triệu chứng nhiệt miệng rất tốt.
Uống nước khế chua
Khế chua có tác dụng sinh tân dịch nhiều hơn nên có thể thanh nhiệt, tiêu viêm rất hiệu quả. Để điều trị nhiệt miệng bằng khế chua bạn cần chuẩn bị 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước đun sôi một lúc, để nguội thì ngậm và nuốt dần. Mỗi ngày nên ngậm nước khế chua từ 3 – 4 lần sẽ giúp giảm ngay nhiệt miệng.
Lá rau ngót
Rau ngót từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc điều trị bệnh rất tốt trong dân gian. Đối với bệnh nhiệt miệng người ra lấy lá rau ngót giã nát, lọc lấy nước cốt sau đó hòa thêm 1 ít mật ong tạo thành dung dịch đặc sệt. Lấy tăm bông thấm dung dịch đó bôi vào chỗ sưng đau và loét ở miệng. Mỗi ngày nên bôi 2 – 3 lần sẽ có tác dụng chống viêm và tiêu sưng rất hiệu quả.
Mật ong
Mật ong vẫn được biết đến với công dụng sát khuẩn chống viêm rất hiệu quả. Để dùng mật ong điều trị nhiệt miệng các bạn cần lấy 3 thìa mật ong, trộn chung với 1 thìa bột nghệ tạo thành hỗn hợp. Lấy tăm bông chấm hỗn hợp đó lên vết loét của nhiệt miệng sẽ khiến vết thương nhanh bình phục.
Mật ong vẫn được biết đến với công dụng sát khuẩn chống viêm rất hiệu quả
Đối với những trường hợp quá nặng, vết loét lớn, sưng đau nhiều gây cản trở hoạt động ăn uống thì người bệnh nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ.
Minh Toàn ( Theo Namplus.vn )
Bài viết cùng loại