Kể từ năm 1995, Ấn Độ đã ghi nhận một ca bệnh thần kinh. Nhưng lại không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, nó xảy ra chủ yếu xảy ra tại vùng Muzaffarpur, nơi cung cấp hơn 70% vải cho toàn đất nước. Thời điểm phát tán dịch bệnh trùng với mùa thu hoạch vải từ giữa tháng 5 đến tháng 6. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ em. Dấu hiệu đặc trưng bởi các cơn co giật và 40% tử vong.
Giờ đây, nhóm nhà khoa học quốc tế do Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh Mỹ tài trợ đã phát hiện, quả vải chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh này.
Quả vải ăn ngon nhưng lại gây dịch bệnh (Nguồn: sinhlynu)
Theo thống kê từ Live Science, sau khi xem xét 400 trường hợp khác nhau, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy, trẻ mắc bệnh ăn nhiều vải gấp 10 lần, thường hay đến thăm vườn hoa quả nhiều hơn 6 lần và thường bỏ bữa tối gấp 2 lần trẻ thông thường. Mẫu nước tiểu cho thấy nồng độ độc tố hypoglycin từ quả vải trong cơ thể các bé rất cao so với mức độ an toàn cho phép của trung tâm kiểm soát dịch bệnh tại Mỹ.
Giải thích tình trạng trên, các nhà khoa học nhận định, trẻ nhỏ ăn quá nhiều vải mà bỏ bữa sẽ bị giảm đường huyết trầm trọng và viêm não do hypoglycin. Điều này đã không làm cho cơ thể trẻ hấp thu được lượng glucose cần thiết. Do đó, đứa trẻ ngay lập tức sẽ bị sốt, co giật rồi bất tỉnh là điều tất yếu. Hiện nay, đội ngũ nghiên cứu đang ra sức khuyến cáo trẻ nhỏ cần hạn chế ăn vải và tuyệt đối không bỏ bữa ăn tối.
Lee Dao (Theo vnexpress)